BUSINESS MODEL

VIDEO PRESENTATION:

https://youtu.be/Gs5v3lCAj-A

MINH CHỨNG:

https://docs.google.com/document/d/19BhzfiqLebcrv81_F4oS3h8fhBQ0KYBCKcczqFIycY4/edit?usp=sharing

1. Slogan

Tái chế vải thải mang lại thế giới xanh, và ích nước lợi nhà

2: Giới thiệu sản phẩm

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những sản phẩm của Recycle fabric waste có những gì?

Sản phẩm của RECYCLE FABRIC WASTE có tên gọi là thảm sinh thái, chúng ta có thể sử dụng trong không gian ngôi nhà của chúng ta: Phòng khách, phòng ngủ , nhà vệ sinh, phòng bếp,…

3 :  Đặc điểm của sản phẩm:

Sản phẩm có nhiều kiểu mẫu đa dạng và phong phú kết hợp với những màu sắc đan xen tạo thành những hình ảnh vô cùng bắt mắt

Chất liệu thấm nước và dễ dàng làm sạch

  • Thảm sinh thái đặc biệt hơn các loại thảm khác bởi đây được làm bằng thủ công, các nguyên vật liệu đều bắt nguồn từ các hoạt động tái chế, và các sản phẩm được hoàn thiện từ chính tay của người dân lao động yếu thế, người khuyết tật,…

( Quá trình cắt sản phẩm)

( Những mẫu thảm sinh thái của dự án)

4. Giải thích khách hàng của bạn là ai?

Mọi người có biết, Vào  10/06/2023 Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.656.010 người  theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

Vậy các bạn có biết với số lượng cư dân như vậy, sẽ cần bao nhiêu chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm là nguồn cung ứng? 

Thì Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tính đến cuối năm 2022, cả nước có gần 9.000 chợ các loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của các hộ gia đình, 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, vài ngàn cửa hàng tiện ích

Tiếp đến là phân bán tại các siêu thị

Ngoài việc bán hàng trực tiếp chúng tôi đang thúc đẩy kết hợp thương mại điện tự: Tiktok shop, shoppe, Tiki, Lazada,..

Ưu điểm của của sản phẩm: Sản phẩm của RFW phù hợp với mọi độ tuổi, mọi không gian, sử dụng linh hoạt, và dễ dàng làm sạch, độ bền cao.

5. Giải thích cách dự án tạo tác động xã hội

Làm thế nào để Recycle fabric waste tạo tác động xã hội?

Xã hội của chúng ta hiện nay không chỉ đang gặp ô nhiễm môi trường bởi số lượng rác thải vải , mà còn chịu sự ảnh hưởng do Covid-19 để lại: lạm phát kinh tế, người thất nghiệp tăng lên, thu nhập trung bình của người dân lao động giảm mạnh, 

Recycle fabric waste mang trên mình một sứ mệnh kết hợp với khối óc và tinh thần của những thế hệ trẻ mang lại một thế giới xanh đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm tình trạng thất nghiệp đặc biệt ở các đối tượng lao động yếu thế bằng cách tái chế vải thải thành những sản phẩm sinh thái đồng hành cùng mọi gia đình.

6. Tổng quan về mô hình kinh doanh

Recycle fabric waste Góp phần thực hiện mục tiêu số 8 và Mục tiêu 12 

  1. Khách hàng tiềm năng:

Với Recycle Fabric waste sẽ tập trung nhiều vào những đại lý phân phối tầm trung. Cụ thể, hệ thống phân phối của RFW phần lớn là tất cả các điểm bán tại các chợ truyền thống, các cửa hàng có quy mô của các hộ gia đình và các chuỗi siêu thị. Bên cạnh đó, khách hàng của RFW còn có rất nhiều cá nhân thích ý nghĩa và nguồn gốc sản xuất của những tấm thảm sinh thái, hơn nữa là các sở thích về sản phẩm được làm  thủ công.

  1. Giá trị đề xuất:

Giá trị đề xuất của một doanh nghiệp chính là lý do tại sao người dùng chọn sản phẩm của công ty bạn mà không lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của công ty của đối thủ cạnh tranh. Với Recycle fabric waste , giá trị và ý nghĩa mà dự án này mang lại chính là bằng cách tái chế vải thải để giảm ô nhiễm môi trường, tạo sinh kế cho người yếu thế. Phương châm của dự án  là hướng đến những sản phẩm sinh thái đồng hành cùng mọi gia đình Việt và mọi gia đình trên thế giới.

  1. Kênh phân phối:

Recycle Fabric waste, kênh phân phối chủ lực nhất vẫn là tất cả các điểm bán tại các chợ truyền thống, các cửa hàng có quy mô của các hộ gia đình. Bởi số lượng các chợ, cửa hàng này chiếm vị thế lớn đối với Việt Nam nói riêng

  ( Thảm sinh thái được phân bán tại các điểm chợ Lớn)

( Thảm hoa được trưng bày tại các điểm trên đường Lý Thái Tổ)

( Thảm sinh thái phân phối và trưng bày tại cửa hàng sỉ)

  1. Yếu tố và quan hệ với khách hàng

Như mọi người đã biết, Recycle fabric waste thành lập nhằm mong muốn góp sự nhiệt huyết, khối óc và tinh thần của những con người trẻ để mang đến một thế giới xanh và góp phần tạo  nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là lao động yếu thế. Để mang đến những sản phẩm chất lượng, nguồn năng lượng tích cực những giá trị nhân văn, Recycle fabric waste luôn cố gắng hỗ trợ giúp đỡ các chiến dịch tình nguyện. Và những sản phẩm được bán ra sẽ tích góp 1% cho các quỹ từ thiện.

  1. Dòng doanh thu

Hiện tại doanh thu của Recycle fabric waste đang cung cấp rất nhiều nhóm sản phẩm: thảm lót sàn, lót chân, lót nồi cơm điện, nhắc nồi, lót ly,..

  1. Nguồn tài chính

Recycle fabric waste là dự án “ ích nước lợi nhà”, chi phí đầu tư thấp nhưng thu lại lợi nhuận cao.

  1. Các hoạt động chính của doanh nghiệp

          Recycle fabric waste với chủ trương truyền tải những thông điệp sống xanh đến với các thế hệ trẻ

  • Vì thế các hoạt động thúc đẩy của dự án đều xuất phát từ những hoạt động thực tiễn đầy ý nghĩa nhân văn

  1. Mối quan hệ đối tác

Recycle fabric waste chủ yếu là các mối quan hệ mua và bán để đảm bảo đầu vào và đầu ra cho công ty

  1. Cấu trúc chi phí

Sẽ bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu dành cho việc chuẩn bị các máy móc thiết bị 

Chi phí sản xuất sản phẩm, các mặt hàng khác nhau sẽ có chi phí sản xuất khác nhau

Ví dụ như thảm may thủ công sẽ có giá sản xuất là 6.400 đ, thì giá thảm dệt sẽ 5.300 đ

Và các chi phí phát sinh

7.Tính khả thi

Tính khả thi của dự án được thể hiện ở việc bán sản phẩm chocho người tiêu dùng. Không những thế Thảm sinh thái đã đạt được giải quán quân HIU startup 2022, tiếp đó là sự liên kết với chiến dịch tình nguyện Green in Blue lần thứ 7 của Trường Đại Học Kinh tế luật- Đại học quốc gia TPHCM. 

( Thảm sinh thái đạt giải quán quân HIU Startup 2022)

( Thư cảm ơn sự đồng hành của Thảm sinh thái với Chiến dịch tình nguyện Green in blue lần thứ VII- Trường ĐH Kinh Tế- Luật, ĐHQG TP.HCM)

8.Dự báo tài chính

Chi phí gia công trung bình một sản phẩm: 6.400đ

Chi phí phát sinh: 1.600đ

Giá thành một sản phẩm 15.000đ

Doanh số bán trong 1 tháng: 10.000.000 sản phẩm

Lợi nhuận ròng: Trung bình trên 1 tháng thu được 70.000.000vnd

Mục tiêu trong năm 2024: Tăng gấp 3 lần so vs 2023 

10. Những kết quả thu được từ chiến dịch và kinh nghiệm để cải tiến dự án

Qua các đánh giá từ người tiêu dùng, Thông qua chiến dịch tình nguyện Green in Blue lần thứ 7 của Trường Đại học kinh tế luật, các bạn sinh viên được tham gia vào quá trình thu gom, lựa vải và nhìn các hoạt động sản xuất thảm sinh thái. Đó là một trong những niềm tự hào của một sinh viên đang trong giai đoạn khởi nghiệp.

Những sản phẩm mà Recycle fabric waste sản xuất bước đầu đều cho chính tay em làm, chào hàng và phân bán các sản phẩm đến với người tiêu dùng, vì thế cá nhân em hiểu rất rõ người tiêu dùng muốn sử dụng một sản phẩm như thế nào, từ màu sắc, chất liệu, đến công dụng. Ví dụ như có khách muốn nhiều màu đỏ hay màu tối, cho đến kiểu mẫu. Recycle fabric waste luôn đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, luôn muốn mang lại những thông điệp và trải nghiệm tuyệt vời nhất. Chính vì thế  Recycle fabric waste mong muốn thực hiện chiến dịch mang lại màu xanh cho đất nước, lợi ích cho cộng đồng

 

(Thảm sinh thái là nhà tài trợ đồng hành cho chiến dịch Tình Nguyện Green in Blue lần thứ VII- Sinh viên Trường ĐH Kinh Tế- Luật, ĐHQG TP.HCM)