FinFul Project Description

Contributions to UN goals

– Sustainable economic development (Goal 8)

– Reduced income inequality (Goal 10)

Target social issue 

Source:

Country Risk Climate:  Vietnam’s Online Fraud Rates are the Highest in Southeast Asia

http://veam.org/wp-content/uploads/2017/12/20.-Nguyen-Thi-Hai-Yen.pdf

Root cause of the target social issues

Source:

http://veam.org/wp-content/uploads/2017/12/20.-Nguyen-Thi-Hai-Yen.pdf

https://www.researchgate.net/publication/315238534_Financial_Education_in_Asia_Assessment_and_Recommendations

Current solution landscape 

Source:

Project-conducted interview

Summary of support received and proof

1. Meeting with our mentors about strategy and product development.

2. Interviews with potential users

3. Incubated by Standard Chartered Ventures (Standard Chartered Bank)

4. Incubated by Antler Hub (Shark Erik Jonsson)

5. Selected to Sihub Expara Accelerator Program

Link of proof: https://bit.ly/proof_of_support_SBC2023
Sứ mệnh:

Finful mong muốn kiến tạo một thế hệ trẻ có hiểu biết tài chính, được trang bị những kiến thức cần thiết để đi đến tự do tài chính, góp phần vào thịnh vượng chung của xã hội. Đồng thời, giúp các ngân hàng và các tổ chức tài chính tối ưu hóa quy trình thu hút khách hàng. Là 1 trong 4 trụ cột của tài chính toàn diện quốc gia, giáo dục tài chính sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, tiếp cận phổ cập các dịch vụ tài chính và giảm bất bình đẳng thu nhập.

 

Tầm nhìn:

Finful mong muốn trở thành nền tảng giáo dục tài chính hàng đầu Việt Nam vào năm 2026 bằng cách trang bị cho người dùng những kiến ​​thức tài chính thiết yếu để tiến gần hơn đến sự độc lập và tự do tài chính.

 

Vấn đề xã hội dự án giải quyết:

1. Tỷ lệ hiểu biết tài chính thấp và các vấn đề liên quan

Việt Nam có 6,1 triệu người không có hiểu biết về tài chính. Đối với Gen Z, điểm số trung bình về mức độ hiểu biết tài chính là 5,1/12 (kết quả nghiên cứu từ 435 HSSV) (Yen N., 2020)

Giới trẻ (Gen Z) gặp khó khăn trong việc học về tài chính với những lý do sau:

– Gen Z không biết bắt đầu từ đâu để học tài chính do quá nhiều nguồn học liệu online

– Chi phí đắt đỏ từ các khóa học tài chính bài bản

– Giới hạn trong cách truyền đạt kiến thức tài chính (phần lớn là các bài giảng truyền thống) → dễ gây mất hứng thú, chán nản cho người học

– Không áp dụng được kiến thức đã học vì phải mất rất lâu để đạt được trình độ hiểu biết về tài chính

Nhìn theo khía cạnh Kinh tế – Xã hội, mức độ hiểu biết tài chính có mối liên quan mật thiết tới sự phát triển của một quốc gia.

* Số liệu thể hiện rõ mối liên quan mật thiết giữa chỉ số hiểu biết tài chính và sự phát triển chung của mỗi đất nước, cụ thể các nước phát triển như Canada, Mỹ, Australia có mức độ hiểu biết tài chính rất cao, nhưng câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam)

* Số liệu cũng chỉ ra rõ chỉ số hiểu biết tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới GDP bình quân đầu người của một nước (Việt Nam có tỉ lệ hiểu biết tài chính là 24%)

* Lương trung bình của người Việt Nam ($300) thấp hơn 7 lần so với thế giới (lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

 

2. Tội phạm tài chính

Theo báo cáo từ Kaspersky:

Việt Nam là nước có số vụ lừa đảo qua hệ thống ngân hàng cao nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 quý đầu năm 2022 với tổng 56.392 vụ

Việt Nam là nước có số vụ lừa đảo qua hệ thống thanh toán đứng thứ 2 Đông Nam Á trong 2 quý đầu năm 2022 với tổng 170.821 vụ (đứng thứ nhất là Philippin với 238.111 vụ)

Về thiệt hại, báo cáo của GASA ghi nhận con số 374 triệu USD (hơn 9.000 tỷ đồng) trong năm 2021

 

Biện pháp:

Finful – nền tảng học về tài chính toàn diện qua mô hình game hoá và learn-to-earn (học để kiếm)

→ Ai cũng có cơ hội học và tìm hiểu về tài chính, nhằm: cải thiện sức khỏe tài chính và cơ hội phát triển của bản thân tránh khỏi lừa đảo tài chính, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên các trường nghề, cao đẳng, dân cư vùng sâu vùng xa

→ Ngân hàng và các tổ chức tài chính được thúc đẩy phát triển dịch vụ cho người tiêu dùng qua mô hình learn-to-earn (học để kiếm) (mô hình kinh doanh của Finful) – bám sát mục tiêu 8.10 của SDG8 (Tăng trưởng kinh tế) do Liên Hợp Quốc ban hành, tầm nhìn tới 2030: Tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính trong nước để khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và tài chính cho tất cả mọi người.

 

Cách đo lường:

Finful xác định mức độ hiệu quả của ứng dụng tác động tới các vấn đề xã hội đang tồn tại và đối tượng hưởng lợi trực tiếp qua việc đo lường:

Số người tiếp cận, học tài chính qua app.

Số người sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng, tổ chức tài chính. (Cụ thể tới năm 2026, Finful có tầm nhìn trở thành nền tảng giáo dục tài chính hàng đầu Việt Nam với 2 triệu người dùng, trong đó gồm 1.2 triệu người sử dụng dịch vụ tài chính qua ứng dụng.)

Số người tiếp cận các nội dung về giáo dục tài chính qua nền tảng mạng xã hội của Finful

Bên cạnh việc học trực tiếp qua app, (Finful phát triển nội dung về giáo dục tài chính trên các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Tiktok) nhằm tăng độ nhận diện của sản phẩm đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng qua các kiến thức được cung cấp.)