SBC101 case

BRAINTRAIN – ỨNG DỤNG RÈN LUYỆN NHẬN THỨC DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT

 

  1. Mở bài

 

Alzheimer là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi và vẫn chưa có phương pháp điều trị. Ngày nay rất nhiều người lầm tưởng rằng Alzheimer là bệnh mất trí nhớ do sự tuyên truyền không đầy đủ của các phương tiện truyền thông, hay nguy hiểm hơn là không biết về Alzheimer và đánh đồng điều này với triệu chứng lão hóa tự nhiên ở người lớn tuổi. Trên thực tế, Alzheimer nghiêm trọng và nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, căn bệnh này hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong, và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa căn bệnh này. Không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, Alzheimer còn ảnh hưởng rất lớn đến người chăm sóc bệnh do việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer rất khó khăn, nhiều trường hợp có thể gây ra cảm xúc tiêu cực kéo dài và dẫn đến trầm cảm. Do sự phức tạp của bệnh cũng như hạn chế về công nghệ, việc ngăn ngừa và đẩy lùi Alzheimer đang là ưu tiên hàng đầu dành cho các bệnh nhân đã, đang, và sắp bị Alzheimer. 

 

  1. Thân bài

  1. Tại sao lại hướng đến MCI để chữa trị Alzheimer?

 

Bệnh alzheimer là chứng giảm trí nhớ ở người lớn tuổi, đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và các khớp thần kinh trong vỏ não, gây ảnh hưởng xấu tới trí nhớ, ngôn ngữ và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đây là một giai đoạn trầm trọng và rất nguy hiểm do các tác hại mà nó mang lại, cũng như việc chưa có phương pháp điều trị nào chính là một vân đề lớn trong việc phục hồi nhận thức cho người bệnh. Và như đã đề cập, việc ngăn ngừa và đẩy lùi Alzheimer từ sớm đang là ưu tiên hàng đầu, và đó là lý do các phương pháp hiện nay đều xoay quanh vào giai đoạn MCI – giai đoạn được xem là giai đoạn tiền Alzheimer.

 

Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là giai đoạn người bệnh cảm thấy có một chút khó khăn trong việc ghi nhớ, tập trung, giao tiếp và đưa ra quyết định. Ở giai đoạn này cấu trúc não chưa thay đổi nhiều so với người bình thường, và việc rèn luyện nhận thức có thể giúp họ phục hồi hoặc bảo toàn sự kết nối của các tế bào thần kinh, điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc can thiệp vào giai đoạn Alzheimer, giai đoạn mà não của người bệnh đã bị teo đi nhiều và không thể phục hồi. Có thể nói rằng can thiệp vào giai đoạn MCI chính là cách can thiệp tốt nhất đối với căn bệnh Alzheimer ở thời điểm hiện tại.

 

  1. Tình hình hiện tại

 

Một tình trạng rất đáng lo ngại khác là không quá nhiều người biết đến sự tồn tại của Alzheimer, ở một khía cạnh khác, một phần không nhỏ những người biết đến căn bệnh này nhưng đang hiểu sai về nó. Phổ biến nhất là việc rất nhiều người đang lầm tưởng và đánh đồng Alzheimer với quá trình lão hóa bình thường, dẫn đến sự chủ quan về tình trạng sức khỏe tam thần của bản thân, tạo điều kiện cho Alzheimer tiến triển. Hiểu lầm phổ biến thứ hai là Alzheimer không thể dẫn đến tử vong, đây là một hiểu lâm tai hại vì theo thống kê, cứ 3 người lớn tuổi (trên 60 tuổi) sẽ vó một người tử vong vì Alzheimer, người bệnh không chỉ đơn thuần là quên ký ức, các sự kiện mà còn quên cả ngôn ngữ, con số, quên ăn, quên uống, thậm chí tệ hơn thế, căn bệnh này ảnh hưởng nặng nề đến khả năng nhận thức của người bệnh, và đó là lí do vì sao việc chăm sóc bệnh nhân ALzheimer thường được đánh giá là khó hơn cả việc chăm sóc nhiều đứa trẻ cùng một lúc. Bên cạnh đó, các hiểu lầm như Alzheimer chỉ diễn ra ở người lớn tuổi, hay bệnh nào cũng có thuốc chữa trị, kể cả Alzheimer cũng vô cùng phổ biến, điều này dẫn đến tình hình Alzheimer trở nên vô cùng phức tạp và khó kiểm soát.

 

Và như đã đề cập, MCI chính là chìa khóa khả thi nhất đối với Alzheimer ở thời điểm hiện tại. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, bệnh sẽ chuyển biến rất nhanh từ MCI qua Alzheimer và không thể điều trị được nữa, và BRAINTRAIN cũng là một trong những phương pháp hiếm hoi can thiệp vào giai đoạn này. Theo thống kê, tỉ lệ mắc MCI ở người trên 60 tuổi tại Việt Nam khá cao, lên đến 14.4% vào năm 2019, cùng với số lượng người trên 60 tuổi ở Việt Nam rơi vào khoảng 12.580.000 người. Dễ dàng thấy rằng có đến 1.400.000 người đang mắc MCI tại Việt Nam. Tình trạng này đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại, đặc biệt là khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới, và tỉ lệ mắc MCI ngày càng cao. Nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để giải thích sự gia tăng của MCI tại Việt Nam, bao gồm môi trường sống, chế độ ăn uống, lối sống, di truyền, sự chủ quan về tác hại của bệnh và một số bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh liên quan đến mạch máu não. 

 

Những phương pháp can thiệp hiện nay đang không có quá nhiều, có thể kể đến như tập thể dục, uống một vài loại thuốc cụ thể để ức chế quá trình chuyển biến sang Alzheimer, tham gia các buổi rèn luyện nhận thức tại một số bệnh viện lớn, hay một số ứng dụng rèn luyện trí nhớ cũng có thể xem như một phương án điều trị mang tính khả thi. Các biện pháp nêu trên đều có chung một mục đích là kéo dài giai đoạn MCI càng lâu càng tốt, từ đó có thể đẩy lùi Alzheimer ở một mức độ. Tuy nhiên, những phương pháp nêu trên đều có những điểm hạn chế, khiến cho việc tiếp cận của bệnh nhân MCI trở nên vô cùng khó khăn, cụ thể như sử dụng thuốc sẽ gây ra vô số tác dụng phụ, mà hiệu quả sẽ giảm dần theo thời gian, việc luyện tập tại các bệnh viện lớn không chỉ tốn kém mà còn gây khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là các bệnh nhân ở vùng nông thôn, sử dụng các ứng dụng rèn luyện trí nhớ thật sự không có quá nhiều hiệu quả trong việc đẩy lùi Alzheimer khi Alzheimer ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác ngoài trí nhớ.

 

  1. Giải pháp của BRAINTRAIN

 

Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của chị Phan Ngọc Minh Thư, do có nhiều điều kiện tiếp xúc với bệnh nhân gặp các vấn đề về thấn kinh, đặc biệt là các bệnh nhân MCI và Alzheimer, chị Thư đã sớm nhận ra một sự thật thương tâm là bênh nhân một khi đã mắc Alzheimer thì gần như là đã bước chân vào một cánh của đã định sẵn chữ “Tử”, và trước khi tiến đến kết thúc của cánh cửa đấy là một quãng thời gian dài vật lộn với căn bệnh và bản thân khi mà các chức năng nhận thức nói chung càng ngày càng ít đi, việc quên ngôn ngữ, quên ăn, quên uống không chỉ bào mòn họ từ ngày sang ngày nọ, mà còn là những sự tiêu cực, mệt mỏi, trầm cảm của những người chăm sóc, và hơn hết là việc nhìn người thân mình càng ngày càng suy kiệt và quên luôn những người thân mà không thể làm được gì chính là điều đau lòng nhất. Chị Thư luôn nung nấu một khát vọng là sẽ tìm ra những phương pháp để làm giảm những tác động của Alzheimer lên bệnh nhân, hay hơn hết là tìm ra một phương pháp chữa trị, phục hồi cho các bệnh nhân Alzheimer. Với tầm nhìn là xây dựng một hệ sinh thái với các dịch vụ dành cho các bệnh nhân MCI và Alzheimer, BRAINTRAIN chính là bước đệm quan trọng trong quá trình thực hiện hóa hiện thực ấy của chị Thư nói riêng, và của cả team BRAINTRAIN nói chung.

 

BRAINTRAIN là một ứng dụng di động cung cấp các hoạt động rèn luyện nhận thức để giúp người bệnh suy giảm nhận thức (MCI) có thể rèn luyện tại nhà và chia sẻ kết quả rèn luyện với bác sĩ. Việc phát triển BRAINTRAIN được thúc đẩy bởi tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng với tình hình khoa học kỹ thuật và khả năng hiện tại của team, đây là cách tiếp cận hiệu quả để tiếp cận đến số lượng lớn bệnh nhân MCI ở cả thành phố và ở vùng xa – nơi có tỉ lệ mắc MCI cao hơn cả thành phố nhưng có ít điều kiện thăm khám ở các bệnh viện lớn.

 

BRAINTRAIN là một ứng dụng rèn luyện nhận thức chuẩn y khoa thông qua trò chơi, tác động vào cả bốn lĩnh vực nhận thức mà bệnh nhân MCI bị ảnh hưởng là trí nhớ, ngôn ngữ, toán học và sự tập trung. Với định hướng tầm nhìn là cung cấp một giải pháp dễ tiếp cận, hiệu quả và tiết kiệm cho những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ có thể truy cập từ mọi lúc và mọi nơi, và trở thành một phương pháp phổ biến, đáng tin cậy trong việc cải thiện nhận thức, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của xã hội về căn bệnh này. Mở rộng ra một chút, BRAINTRAIN muốn hướng tới giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, trong khi tuyến dưới gần như không tiếp cận được quá nhiều người bệnh, đóng góp vào việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Trong một lần trao đổi với các bác sĩ khoa thần kinh tại bệnh viện 175, tuyến trên thường xuyên bị kiệt sức vì liên tục tiếp nhận các ca nặng, và số lượng bệnh nhân tiếp nhận mỗi ngày cũng vô cùng cao do có cả các bệnh nhân ở vùng nông thôn dồn lên thành phố để chữa trị. với tầm nhìn như trên, BRAINTRAIN đang tiến từng bước vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu số 3 của Liên hợp quốc, đó là đảm bảo sức khỏe và cuộc sống tốt.

 

Sứ mệnh của BRAINTRAIN là cung cấp dịch vụ rèn luyện nhận thức, giá cả phải chăng cho cộng đồng bệnh nhân MCI và cải thiện sức khỏe tâm thần cho người Việt. Ứng dụng hướng đến việc thu hút các nhóm đối tượng quan tâm đến cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe như các nhà tài trợ (IRT và ADAI) và đối tác, người có chuyên môn trong cùng lĩnh vực, cũng như những người quan tâm đến khả năng chi trả cho cộng đồng MCI như chính bệnh nhân MCI và người thân của họ. Những vấn đề xã hội mà BRAINTRAIN nhắm đến bao gồm chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc người lớn tuổi và chênh lệch điều kiện chăm sóc sức khỏe ở nông thôn và thành thị. Những đối tượng quan tâm bao gồm bệnh nhân, người thân của họ và các bệnh viện/doanh nghiệp liên quan.

 

Về giá trị mà BRAINTRAIN mang lại cho người dùng, đó là những điều xuất phát từ mục đích ra đời của BRAINTRAIN: cung cấp một phương pháp cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung, tính toán và ngôn ngữ  ở bệnh nhân MCI với ưu điểm là tiện lợi và dễ tiếp cận, có thể khắc phục hạn chế của người lớn tuổi trong vấn đề di chuyển, sức khỏe mỗi khi khám bệnh ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, BRAINTRAIN còn giúp người thân của bệnh nhân MCI có thêm 1 phương pháp thiết thực để quan tâm đến người thân của mình, cũng như giúp chính họ giảm bớt gánh nặng trong quá trình chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, BRAINTRAIN còn đống góp một phần vào việc cải thiện hệ thống y tế ở Việt Nam.

 

Về sự đổi mới của giải pháp: như đã đề cập ở phần trước, BRAINTRAIN là một ứng dựng dùng để rèn luyện nhận thức thông qua các trò chơi, việc xây dựng một ứng dụng sẽ khắc phục hầu hết các hạn chế của các phương pháp hiện tại, cụ thể là BRAINTRAIN có hỗ trợ tiếng Việt, và giao diện được tùy chỉnh một cách trực quan, dễ hiểu, nhiều hình ảnh (ảnh tĩnh và ảnh động) và ít chữ, tác động toàn diện vào cả bốn chức năng nhận thức mà bệnh nhân MCI bị ảnh hưởng, tác dụng phụ rất thấp, phù hợp với đại đa số người dùng và chi phí rất phù hợp so với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam (dự tính 25.000 VNĐ/tháng cho phiên bản premium và miễn phí đối với phiên bản thường), đồng thời việc sử dụng trò chơi để điều trị cũng phần nào giải quyết được vấn đề kiên trì rèn luyện của người tham gia. Tuy nhiên, BRAINTRAIN cũng tồn tại những điểm yếu chưa thể khắc phục, đó là BRAINTRAIN là một ứng dụng nên sẽ rất dễ bị sao chép, việc BRAINTRAIN đóng vai trò như một kỹ sư xã hội, tạo nên một giải pháp mới cũng vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của BRAINTRAIN khi ý tưởng này còn khá mới trên thị trường, điều này sẽ dẫn đến gánh nặng trong chi phí nghiên cứu và giáo dục thị trường. Ngoài ra, việc cho người lớn tuổi cũng sẽ gặp những vấn đề nhỏ sau: không phải người cao tuổi nào cũng sở hữu và biết sử dụng điện thoại thông minh, việc sử dụng BRAINTRAIN sẽ vô tình tạo ra áp lực tài chính khi một số người dùng phải cân nhắc việc chi tiền để mua điện thoại thông minh, cũng như những khó khăn ban đầu trong việc làm quen với điện thoại và ứng dụng. Ngoài ra, những tác hại phổ biến của điện thoại như ánh sáng xanh gây hại mắt, ngồi lâu ảnh hưởng tư thế và hệ thống xương, sóng điện thoại ảnh hưởng đến cơ thể cũng có thể được xem như là điểm yếu/mặt hại của ứng dụng, nhưng nhìn chung những điều này không ảnh hưởng quá đáng kể so với tác dụng mà BRAINTRAIN mang lại, và nếu sử dụng hợp lí, hơn nữa, do bối cảnh xã hội hiện đại nên dù không sử dụng điện thoại, chúng ta vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của điện thoại một cách gián tiếp.

 

  1. Kết bài

 

Việc rèn luyện nhận thức có thể còn xa lạ với nhiều người, kể cả các bệnh nhân đang mắc MCI mà không biết, chúng tôi mong muốn rằng BRAINTRAIN có thể nắm lấy cơ hội này và cung cấp cho người dùng một phương pháp rèn luyện vừa an toàn, hiệu quả, chi phí thấp và đáng tin cậy, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết của việc can thiệp bệnh từ sớm. Trong tương lai, ứng dụng này có thể được tải miễn phí như các sản phẩm freemium khác, hoặc sẽ được chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện để tăng tỉ lệ người dùng tiếp cận với sản phẩm.

 

Citation

Bệnh Alzheimer’s LÀ GÌ? (no date) Alzheimer’s Association. Available at: https://www.alz.org/asian/about/what_is_alzheimers.asp?nL=VI&dL=VI (Accessed: April 30, 2023).

 

Thu Nguyệt (2016) Những Hiểu Lầm Phổ Biến VỀ bệnh alzheimer, Viện y học ứng dụng Việt Nam – Ứng dụng y học vì sức khỏe người Việt Nam. Available at: https://vienyhocungdung.vn/nhung-hieu-lam-pho-bien-ve-benh-alzheimer-20161104171407694.htm (Accessed: May 1, 2023). 

 

Huang, J. (2023) Sảng – Rối Loạn Thần Kinh, Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia. Cẩm nang MSD. Available at: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/rối-loạn-thần-kinh/sảng-và-sa-sút-trí-tuệ/bẹnh-alzheimer (Accessed: May 1, 2023). 

 

NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM: Phân tích từ Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021 (2021) Vietnam.unfpa.org. NXB Thanh Niên. Available at: https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/nguoi_cao_tuoi_vn_report_18.3.pdf (Accessed: May 1, 2023). 

 

Tran To Tran Nguyen. (2019). Dementia Prevalence Among Older Hospitalized Patients in Vietnam and Dementia Understanding of Their Caregivers. Aging Medicine and Healthcare | Current Issue. https://www.agingmedhealthc.com/wp-content/uploads/2019/12/v10i4-3_jcgg-2019-0003.pdf

Farias, S.T., et al., MCI is associated with deficits in everyday functioning. Alzheimer disease and associated disorders, 2006. 20: p. 217.