SBC101 case 2

CHỦ ĐỀ : DỰ ÁN ANFARM – ng dụng trên nền tảng lý thuyết đặc điểm và loại hình khởi nghiệp xã hội

INTRODUCTION – Lời mở đầu

Tốc độ phát triển nhanh đến bất ngờ của xã hội con người một mặt mang đến thành tựu đột phá, nhưng mặt còn lại là kéo theo một hậu quả nặng nề của các vấn đề không thể chối từ. Cũng chính vì điều đó mà không ít những nhà khởi nghiệp trẻ mang trong mình khát khao thay đổi mọi thứ, họ đứng lên vươn mình dưới ngọn cờ nhà khởi nghiệp xã hội và dốc hết sức thay đổi những vấn đề đang còn tồn đọng. Và dần dần dưới những trào lưu đó, một nền tảng khởi nghiệp trẻ không còn nhìn những ý tưởng kinh doanh dưới góc độ tạo ra lợi nhuận kinh tế thông thường, họ xem xét dưới lăng kính tạo ra giá trị, dưới góc độ đóng góp cho cộng động và xã hội, dưới một khát khao lớn hơn được cống hiến cho một mục đích vĩ đại. 

Đặc biệt trong đó vấn đề sức khỏe đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người, nguồn gốc từ “thực phẩm bẩn” đã mở ra một câu hỏi nhức nhói cho cả xã hội về một nguồn thức ăn không được đảm bảo và an toàn. Đứng trước rào cản khó khăn đó, nhiều nhà khởi nghiệp xã hội đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc giải quyết vấn đề nan giải dưới góc độ của cơ chế của thị trường, Và đặc biệt trong đó dự án nông nghiệp xanh – trải nghiệm lành của ANFARM là một minh chứng tiêu biểu mà tôi sử dụng để nghiên cứu về một dự án xã hội trong bài luận văn này.

Bên cạnh đó đề tài luận này nêu lên các đặc điểm và khái niệm đầy đủ để nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của từng loại hình và doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội. Thông qua đó, truyền tải một góc nhìn rõ ràng vào từng vai trò và định vị doanh nghiệp của các sứ mệnh khác nhau.

Cơ sở lý thuyết

 

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 

1.1 Khái niệm về doanh nghiệp xã hội

Có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về doanh nghiệp xã hội, nhưng trên góc độ chung, yếu tố đặc điểm căn bản của một doanh nghiệp xã hội bao gồm :

1. Sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội

2. Tái phân bố phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội

3. Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi thành lập

Đặc biệt trong đó một doanh nghiệp xã hội luôn nhắm tới các nhu cầu chưa được chính phủ hay doanh nghiệp đáp ứng. Nó không phải là một lĩnh vực rời rạc hay chỉ dành cho người nghèo, nó là phạm trù kinh doanh đưa tầm nhìn vào để tạo ra và duy trì giá trị xã hội. Doanh nghiệp xã hội là một cách tiếp cận đa chiều, đa lĩnh vực và mọi quy mô, có thể tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau (như xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, tư pháp, sinh thái và công nghệ v.v.); ở nhiều cấp độ đa dạng (đơn vị, địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế v.v.).

1.2  Vai trò của doanh nghiệp xã hội trong phát triển kinh tế – xã hội

Doanh nghiệp xã hội đã nổi lên như một giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường trong xã hội ngày nay.  

Thứ nhất, doanh nghiệp xã hội đã được chứng minh là có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo một báo cáo của Global Entrepreneurship Monitor, các doanh nhân xã hội ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng phát triển kinh doanh hơn so với các doanh nhân truyền thống. Báo cáo cũng cho thấy các doanh nhân xã hội tạo ra nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp truyền thống, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, một nghiên cứu của Quỹ Schwab về Tinh thần Doanh nhân Xã hội cho thấy các doanh nhân xã hội đã tạo ra doanh thu 1,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2020, làm nổi bật tiềm năng kinh tế của tinh thần kinh doanh xã hội.

Thứ hai, doanh nghiệp xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Các doanh nhân xã hội ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng hướng tới các vấn đề xã hội như nghèo đói, y tế và giáo dục hơn so với các doanh nhân truyền thống theo báo cáo của Global Entrepreneurship Monitor. Các doanh nhân xã hội cũng có nhiều khả năng làm việc với các nhóm yếu thế hơn, chẳng hạn như phụ nữ, người khuyết tật và người tị nạn, để giúp họ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ hội việc làm.

Thứ ba, tinh thần kinh doanh xã hội rất quan trọng đối với sự bền vững của môi trường. Một nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy các doanh nhân xã hội là công cụ phát triển và thực hiện các mô hình kinh doanh bền vững nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường. Ví dụ, các doanh nhân xã hội đang phát triển các công nghệ giúp giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện quản lý chất thải và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Các mô hình khởi nghiệp xã hội và loại hình doanh nghiệp xã hội

2.1 Người sửa chữa xã hội – Social Bricoleur 

Đây là một doanh nghiệp xã hội mang tính địa phương hóa cao, trong đó doanh nhân giải quyết các mối quan tâm của địa phương, một phần do trực tiếp tiếp xúc với các vấn đề. Ví dụ, một doanh nhân đang phát triển các giải pháp để giải quyết vấn đề nước uống bẩn trong thành phố của mình.

Chìa khoá thành công cho mô hình Social Bricoleur (Người sửa chữa xã hội) chính là kiến thức bản địa và kỹ năng của đội ngũ vận hành

2.2 Người kiến tạo xã hội – Social Constructionist 

Xây dựng và vận hành các cấu trúc thay thế để cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu xã hội mà chính phủ, cơ quan và doanh nghiệp không thể làm được.

Chìa khóa cho một mô hình Social Constructionist (Người kiến tạo xã hội) thành công là sự tồn tại của nhu cầu chưa được giải quyết và hạn chế/không có cạnh tranh cũng như khả năng huy động các nguồn lực để xây dựng một thể chế bổ sung cho hệ thống thể chế hiện tại và vận hành cấu trúc thay thế để cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội mà chính phủ, cơ quan và doanh nghiệp không thể đáp ứng. 

Một ví dụ về tinh thần kinh doanh như vậy là Đội quân Robinhood ở Ấn Độ. Tổ chức này nhằm mục đích giải quyết vấn đề thiếu đói và giáo dục cho những trẻ em không đủ khả năng chi trả. Bắt đầu như một nhiệm vụ địa phương, giải pháp hiện đã được ứng dụng ở các quốc gia châu Á khác.

2.3 kỹ sư xã hội –  Social Engineer

Các kỹ sư xã hội là những doanh nhân có nhiều nguồn lực nhất, những người giải mã và tái cấu trúc các động cơ của xã hội để đạt được các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn. Họ thách thức các giải pháp hiện tại của các tổ chức hiện tại và nhằm mục đích tái cấu trúc hệ thống để giải quyết các vấn đề như vậy.

Những doanh nhân này tập trung vào các vấn đề quy mô lớn có sức hấp dẫn lớn ở nhiều môi trường khác nhau và được mọi người hiểu. Nhưng họ đưa ra một giải pháp ít hiển nhiên hơn.

Chìa khoá thành công cho mô hình Social Engineer (Kỹ sư xã hội) là có được sự hỗ trợ lớn để phá vỡ các thể chế hiện tại. 

Một ví dụ về một kỹ sư xã hội như vậy là Muhammad Yunus. Ông là một doanh nhân xã hội người Bangladesh, người đã nỗ lực giải quyết vấn đề nghèo đói trên toàn quốc ở Bangladesh. Ông ấy đã không làm việc trên một giải pháp có thể hoạt động từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Thay vào đó, ông đã đưa khái niệm về Ngân hàng Grameen và tín dụng vi mô và tài chính vi mô vào đất nước để giải quyết các vấn đề định kiến đối với phụ nữ trong hệ thống cho vay, tham nhũng trong hệ thống cho vay và chủ nghĩa thân hữu.

3. Định vị các loại hình Doanh nghiệp xã hội và các tổ chức, phong trào xã hội khác

Các doanh nghiệp xã hội được sinh ra để sử dụng cơ chế thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Dựa trên các yếu tố cơ bản được chia ra làm 3 loại.

1. Định hướng sứ mệnh : nền tảng hoạt động kinh doanh của bạn có thể chứng minh được rằng bạn đang dùng nguồn lực đang có để tạo ra các tác động xã hội. Một ví dụ điển hình là sứ mệnh của protERA chống lại thay đổi khí hậu, bằng cách công ty đem ruồi lính đen bán ra thị trường dưới dạng thức ăn chăn nuôi. Mô hình đã được hiệu quả thông qua nguồn protein bền vững, khả năng xử lý rác thải, và là nguyên liệu tốt cho bón phân hữu cơ.

2. Kinh doanh liên quan tới sứ mệnh : được thể hiện qua hình thức hoạt động chuỗi kinh doanh có tác động tích cực đến sứ mệnh bảo vệ môi trường như tiêu biểu là doanh nghiệp xã hội KOTO bắt đầu từ một tiệm bánh nhỏ năm 1999 tạo công ăn việc làm cho 9 trẻ em lang thang, từ đó ngày một lớn mạnh hơn và cung cấp cho trẻ em khuyết tật độ tuổi từ 16 đến 22 một chương trình đào tạo nghề trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn.

3. Không liên quan tới sứ mệnh : là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tác động tới vấn đề xã hội mà doanh nghiệp muốn giải quyết, nhưng thông qua từ thiện hoặc các quỹ để đóng góp cho cải thiện các vấn đề xã hội, như tập đoàn Vingroup hình thành quỹ thiện tâm để hỗ trợ các vấn đề liên quan đến cộng đồng và sức khỏe môi trường.  

III. Thực tiễn mô hình dự án xã hội – ANFARM 

1. Giới thiệu về dự án :

Anfarm là một dự án nông nghiệp đầy tầm nhìn, với mục tiêu tạo ra một cách sống lành mạnh và bền vững hơn cho người tiêu dùng. Với việc cung cấp các giải pháp toàn diện về sức khoẻ từ combo sản phẩm dinh dưỡng đến trải nghiệm trang trại, Anfarm hướng tới một lối sống lành mạnh hơn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, sự tích hợp của ứng dụng công nghệ nhật ký canh tác còn đảm bảo tính an toàn của các nguyên liệu đầu vào, mang lại cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm của Anfarm.

Điều quan trọng là Anfarm còn hướng tới giải quyết vấn đề liên quan tới việc làm cho các cực chiến binh. Dựa trên báo cáo cho biết có khoảng 60 triệu quân nhân về hưu trên toàn thế giới, Anfarm nhận ra tiềm lực lao động mới, qua đó có thể hỗ trợ cựu chiến binh trong vấn đề tìm kiếm việc làm.

2. Thực trạng, vai trò và tầm nhìn của ANFARM

2.1 Thực trạng và động lực thúc đẩy cho dự án

2.1.1 An toàn thực phẩm

Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với những vấn đề cấp bách liên quan đến sức khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của WHO cho biết ước tính có khoảng 600 triệu người bị mắc bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.Và theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, tình trạng ung thư 80% là do môi trường, trong đó 35% ung thư do thực phẩm.

Mặc dù người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng siêu thị nhưng trên 50% mẫu thực phẩm hữu cơ kiểm nghiệm tại các siêu thị ở Hà Nội không đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó tại Đồng bằng sông Cửu Long có 59% mẫu kiểm nghiệm các loại rau củ được bày bán chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép về an toàn thực phẩm do Bộ NN-PTNT quy định.

Thực tế cho thấy trường thực phẩm hữu cơ tăng trưởng nhanh nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống kiểm soát chất lượng nguồn cung cấp thực phẩm hữu cơ. Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn đáng tin cậy do giá cao và thiếu niềm tin vào việc kiểm soát chất lượng. Rất khó để tìm được một trung tâm thông tin nơi người tiêu dùng có thể theo dõi hoạt động của các trang trại hữu cơ và kiểm tra độ tin cậy của nguồn thực phẩm.

2.1.2 Cựu chiến binh

       Vấn đề khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của cựu chiến binh luôn là thách thức lớn.

Do chiến tranh nhiều, chúng ta có một số lượng lớn cựu chiến binh trở về cuộc sống xã hội thì lại gặp phải tàn dư chiến tranh trong tâm chí. Hiện nay ở Mỹ, tỷ lệ tự tử ở các cựu chiến binh cao hơn 57% so với những người trưởng thành không phải là cựu chiến binh. Nhiều cựu chiến binh gặp trở ngại lớn trong việc chuyển đổi giữa kỹ năng quân sự sang môi trường xã hội bình ổn, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công việc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo rằng có khoảng 30% cựu chiến binh ở Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sau khi xuất ngũ.

Việc tái hòa nhập xã hội của cựu chiến binh là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Có hàng triệu cựu quân nhân trên toàn cầu. Liên đoàn Cựu chiến binh Thế giới đang làm việc với hơn 60 triệu cựu chiến binh trên toàn cầu. Chỉ riêng ở Canada, có hơn 268.000 cựu chiến binh trong độ tuổi lao động từ 17 đến 65.

2.2 Vai Trò và lợi ích ANFARM mang đến cho xã hội

Nhận thấy một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ khi chất lượng chưa được đảm bảo cùng với nguồn lao động cựu chiến binh vẫn đang là một vấn đề lớn của xã hội, chính vì thế ANFARM đã đóng góp nên sự khác biệt bằng cách tạo ra một mô hình kinh doanh tổng thể, tận dụng công nghệ hiện đại và nguồn lao động là cựu chiến binh để giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách.

Dự án tận dụng mô hình kinh doanh của mình và cơ chế thị trường để tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng và đóng góp vào các mục tiêu bền vững của UN Goals ( Sức khỏe và cuộc sống tốt 3, công việc tốt và tăng trưởng kinh tế 8, hành động về khí hậu 13, không còn nạn đói 2) để xóa bỏ các nỗi lo lắng về thực phẩm kém chất lượng, và nguồn việc làm ổn định cho cựu chiến binh.

3. Quy trình giải pháp của dự án

Giai đoạn 1: ANFARM tạo ra phần mềm và nhật ký canh tác kỹ thuật số Anicon để minh bạch hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất – [SDG 3]

Nhận thấy nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng thực phẩm, Anfarm phát triển ứng dụng nhật ký nuôi trồng. Ứng dụng này được thiết kế để giúp các nhà sản xuất duy trì các báo cáo cây trồng và kết nối với các doanh nghiệp hữu cơ khác trên toàn quốc. Ứng dụng này cũng cho phép người tiêu dùng theo dõi nguồn gốc sản phẩm, xem báo cáo cây trồng và tìm thông tin sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Giai đoạn 2: Cung cấp việc làm và đào tạo cho các cựu chiến binh tại các trang trại trong mạng lưới trang trại  [SDG 8].

Anfarm là một trong những mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững đầu tiên tại Việt Nam phát triển nền nông nghiệp xanh thông qua hỗ trợ cựu chiến binh tái hòa nhập xã hội. Anfarm không chỉ giúp các cựu chiến binh tìm việc làm mà còn đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp hữu cơ. Chưa kể, làm việc trong môi trường tự nhiên cũng giúp các cựu binh chữa lành vết thương.

Giai đoạn 3: Cung cấp combo đo lường sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp với người dùng – [SDG 2]

Nhằm hỗ trợ khách hàng tìm mua thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, Anfarm thiết kế bài test dinh dưỡng trên website giúp người dùng xác định tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống, từ đó cung cấp các combo sản phẩm tốt cho sức khỏe được cá nhân hóa.

Giai đoạn 4: Trải nghiệm thăm trang trại để nâng cao sức khỏe tinh thần – [SDG 13]

Các khóa học SBC đã thúc đẩy đội ngũ Anfarm khám phá tiềm năng của chúng tôi bằng cách sử dụng các nguồn lực hiện có của chúng tôi. Dựa trên hệ thống 3 trang trại, Anfarm tạo ra gói trải nghiệm tham quan giúp khách hàng nghỉ ngơi, thư giãn, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời tăng hiểu biết về canh tác hữu cơ cũng như cách mua hàng, lựa chọn chất lượng.

4. Định vị sứ mệnh của ANFARM

Kết hợp các giai đoạn trong chuỗi hoạt động của dự án tạo ra lợi ích thông qua hoạt động kinh doanh, từ đó ANFARM lấy giá trị cốt lõi của dự án định hướng mô hình của mình gắn liền với sứ mệnh giải quyết nhu cầu chưa được tiếp cận bởi các chính phủ hoặc các doanh nghiệp khác, bằng cách tận dụng những nguồn lực sẵn có cùng ý tưởng khởi nghiệp hướng tới sự an toàn chất lượng trong thực phẩm hữu cơ, ANFARM không những chỉ giải quyết được nỗi lo lắng về sức khỏe mà tạo ra được thêm cơ hội mới cho những người cựu chiến binh.

5. Mô hình khởi nghiệp xã hội đổi mới của ANFARM

Trong ngắn hạn ANFARM định vị mình là một mô hình người sửa chữa xã hội ( Social Bricoluer) đó là cung cấp những giải pháp liên quan đến các vấn đề của địa phương về nỗi lo thực phẩm bẩn.

Nhưng trong dài hại với sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của các thành viên trong dự án, ANFARM sẽ là một nhà kiến tạo xã hội xây dựng mô hình dịch vụ sản phẩm đáp ứng các nhu cầu xã hội bền vững chưa được đáp ứng.

Khả năng đổi mới của dự án : dựa trên phương pháp vận hành mới và mối liên hệ liên quan đến đổi mới sáng tạo trong chiến lược marketing kết hợp.

Quy mô : Dự án tập trung triển khai giải quyết nguồn cung thực phẩm hữu cơ chất lượng, và hỗ trợ tối đa cho các nông trại chuyên canh sản xuất theo khoa học tại quốc gia Việt Nam

Kết hợp cùng nguồn lao động cựu chiến binh hoặc binh lính về hưu tại địa phương để thực hiện mục tiêu đó

Cải thiện năng lực thực hiện của dự án bằng cách sử dụng qui mô tại địa phương để khai thác hết tiềm năng của đội nhóm

Tầm quan trọng : Mức độ đe dọa của thực phẩm ngày càng cao, tăng nổi lo lắng cho sức khỏe người tiêu dùng. ANFARM gắn kết các nhu cầu cấp bách trong xã hội và giải quyết nó giúp duy trì sự bền vững xanh cho phát triển lâu dài đặc biệt trong vấn đề sức khỏe của con người, và nguồn nhân công việc làm của cựu chiến binh.

LỜI KẾT

Các vấn đề liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng là một trong những thách thức vô cùng lớn của xã hội, một nguồn thức ăn hữu cơ đảm bảo chất lượng tốt hoặc cùng với đó là một mô hình canh tác tổng thể kết hợp cùng những người trồng trọt trang trại là một lời giải khả thi mang tính hiệu quả cho nỗi lo lắng của cộng đồng. Bên cạnh đó, một bài toán xã hội về nguồn cơ hội việc làm cho cựu chiến binh cũng được ANFARM nêu rõ trong quy trình thực hiện sứ mệnh của mình. Vừa là một nhà sửa chữa xã hội, nhưng có định hướng trở thành nhà kiến tạo xã hội thay đổi cuộc chơi theo phạm vi lớn hơn, ANFARM mang đến một câu trả lời cho lời kêu gọi từ công động, một câu trả lời sẽ còn phát triển hơn nữa cho nhu cầu bền vững của hành tinh, thế giới, và chúng ta.

References :

1. Lyluanchinhtri. (n.d.). Phát triển Doanh Nghiệp xã Hội ở Nước ta Hiện Nay. Tạp chí Lý luận chính trị điện tử. Retrieved April 26, 2023, from http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1259-phat-trien-doanh-nghiep-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay.html

2. Tcct. (2022, October 12). Đánh Giá Lợi ích Của Các Doanh Nghiệp xã Hội: Nghiên Cứu tổng Quan VÀ gợi ý Thực Hành. Tạp chí Công Thương. Retrieved April 26, 2023, from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-loi-ich-cua-cac-doanh-nghiep-xa-hoi-nghien-cuu-tong-quan-va-goi-y-thuc-hanh-99587.htm

3. Doanh Nghiệp xã hội: Cách tiếp cận với mục tiêu phát triển Bền vững góp Phần Ứng Phó Với Tác động Của Biến đổi Khí Hậu. Trang thông tin điện tử – Hội đồng lý luận TW. (n.d.). Retrieved April 26, 2023, from https://hdll.vn/vi/nghien-cuu—trao-doi/doanh-nghiep-xa-hoi-cach-tiep-can-voi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-gop-phan-ung-pho-voi-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau.html

4. Tcct. (2020, August 8). Thực trạng TỔ Chức và hoạt động Của Doanh Nghiệp xã Hội ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương. Retrieved April 26, 2023, from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-to-chuc-va-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-xa-hoi-o-viet-nam-trong-thoi-gian-vua-qua-73182.htm

5. Pahwa, A., consultant, A. P. A. startup, Sivaraman, S., Cole, A., & Osben, B. (2023, April 25). What is social entrepreneurship? – types & examples. Feedough. Retrieved April 26, 2023, from https://www.feedough.com/social-entrepreneurship/

6. Hội Thảo công BỐ Báo Cáo Nghiên Cứu: ”Doanh Nghiệp xã Hội Cộng đồng … (n.d.). Retrieved April 26, 2023, from http://ciem.org.vn/tin-tuc/6500/hoi-thao-cong-bo-bao-cao-nghien-cuu-doanh-nghiep-xa-hoi-cong-dong-thuc-trang-va-giai-phap

7. Doanh Nghiệp xã Hội Tại Việt Nam – British council. (n.d.). Retrieved April 26, 2023, from https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai-viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf

8. World Health Organization. (n.d.). An toàn thực phẩm. World Health Organization. Retrieved April 19, 2023, from https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/food-safety 

9. Quochoi.vn. (n.d.). Retrieved April 19, 2023, from https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=50492&CategoryId=0 

10. Who are America’s veterans? | best states | U.S. news. (n.d.). Retrieved April 18, 2023, from https://www.usnews.com/news/best-states/articles/2022-11-11/who-are-americas-veterans 

11. Va.gov: Veterans Affairs. Veteran Suicide Data and Reporting. (2018, September 14). Retrieved April 19, 2023, from https://www.mentalhealth.va.gov/mentalhealth/suicide_prevention/data.asp 

12. III, L. S. (2023, April 7). Veteran hires keep rising as US unemployment falls to 3.5%. Military Times. Retrieved April 19, 2023, from https://www.militarytimes.com/home/left-column/2023/04/07/veteran-hires-keep-rising-as-us-unemployment-falls-to-35/ 

13. Thực Phẩm Bẩn và Chế độ dinh Dưỡng: Gây 35% SỐ ca Ung Thư. Wellcare. (n.d.). Retrieved April 20, 2023, from https://wellcare.vn/y-hoc-thuong-thuc/thuc-pham-ban-va-che-do-dinh-duong-gay-35-so-ca-ung-thu 

14. Thực Phẩm Bẩn đẩy Việt Nam đứng thứ 2 thế giới VỀ Mắc Bệnh Ung Thư. hanoimoi.com.vn. (n.d.). Retrieved April 20, 2023, from https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/849133/thuc-pham-ban-day-viet-nam-dung-thu-2-the-gioi-ve-mac-benh-ung-thu 

15. Gem Global Entrepreneurship Monitor. (n.d.). Retrieved April 30, 2023, from https://www.gemconsortium.org/file/open?fileId=49542