SBC102 case

CASE WRITING – RECYCLE FABRIC WASTE ROUND 2

https://docs.google.com/document/d/13D4KBz-roR5tNp0WhLnPmtKgLZu9Rl9LxuNZMm8pp_s/edit?usp=sharing

CASE WRITING – RECYCLE FABRIC WASTE ROUND 2

QUÁ TRÌNH RECYCLE FABRIC WASTE TRÌNH BÀY TUYÊN BỐ GIÁ TRỊ

I.               MỞ ĐẦU: 

 

Thế giới của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ như vũ bão, xu thế hội nhập được các quốc gia trên toàn thế giới được xem như kim chỉ nam. Chính vì thế, năng lực cạnh tranh chính là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. 

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 95%, tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động. Điều này khẳng định DNNVV đang là trụ cột chính trong nền kinh tế đất nước. Sự phát triển này, cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh với nhau để giành lấy cho mình một vị thế trên thị trường. Và tuyên bố giá trị chính là ngòi thuốc súng, để chứng minh một cách mạnh mẽ rằng lý do gì mà người tiêu dùng phải chọn doanh nghiệp của bạn. Bài nghiên cứu này, sẽ giúp mọi người có một góc nhìn tổng quan về tuyên bố giá trị, và quá trình thực hiện tuyên bố giá trị của RECYCLE FABRIC WASTE diễn ra như thế nào?

 

 

II.            NỘI DUNG:

1.    Khái niệm về tuyên bố giá trị?

Theo Alex Osterwalder, “ Tuyên bố giá trị là câu mô tả các lợi ích mà khách hàng có thể mong đợi từ sản phẩm/ dịch vụ của bạn”.

Theo khóa học Nhập môn sáng tạo Mô hình kinh doanh, tuyên bố giá trị là một cam kết về những giá trị sẽ được trao và được công nhận. Đồng thời, đó cũng là niềm tin của khách hàng về những giá trị (lợi ích) mà họ được trao và trải nghiệm. Tuyên bố giá trị là giao điểm của những giá trị mà bạn cung cấp và nhu cầu của khách hàng.

Tuyên bố giá trị là một thành phần trung tâm của mô hình kinh doanh, mô tả giá trị độc đáo mà một công ty cung cấp cho khách hàng. Nó mô tả các lợi ích và ưu điểm mà khách hàng có thể mong đợi nhận được từ một sản phẩm hoặc dịch vụ, và đại diện cho lý do tại sao khách hàng nên lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể thay vì các lựa chọn khác trên thị trường.

2.    Lợi ích của một tuyên bố giá trị?

·       Lợi thế cạnh tranh: Khi công ty của bạn sở hữu được một tuyên bố giá trị tốt sẽ góp phần định hình được thương hiệu của bạn đối với người tiêu dùng. Đây sẽ là bước đệm giúp bạn nổi bật trên thị trường.

·       Thu hút và giữ chân khách hàng: Một đề xuất giá trị hấp dẫn sẽ giúp bạn thu hút và níu giữ khách hàng bằng cách sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ và cung cấp những lợi ích một cách rõ ràng.

·       Tăng doanh số bán hàng và doanh thu: Một đề xuất giá trị có hiệu quả cao sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, chính từ đó tăng doanh số bán hàng và doanh thu.

·       Sự trung thành của khách hàng: Một đề xuất giá trị mạnh mẽ sẽ tạo được sự trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp giá trị liên tục và đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

·       Tập trung và phù hợp: Một đề xuất giá trị rõ ràng điều chỉnh nỗ lực tài nguyên và chiến lược của công ty để cung cấp giá trị đã hứa hẹn cho khách hàng.

3.    Tuyên bố giá trị của RECYCLE FABRIC WASTE là gì?

Recycle fabric waste là dự án duy nhất tái chế vải thải thành những tấm thảm sinh thái mang đến cho con người giá trị của việc sống xanh, giúp nâng cao thu nhập của người lao động với giá thành vô cùng phải chăng.

Tại sao lại nói Recycle fabric waste là dự án duy nhất tái chế vải thải thành những tấm thảm sinh thái?

Chắc hẳn các bạn sẽ đôi lúc tìm thấy những sản phẩm na ná với các sản phẩm của RFW, nhưng tất cả những sản phẩm ấy được sản xuất bằng cách mua vải cây. Và hình thức mua vải cây để sản xuất thảm vô hình lại một lần nữa góp phần thải thêm rất nhiều chất thải vải ra môi trường. Chính vì những sản xuất tự phát này đã xuất hiện thực trạng đốt rác thải vải không đúng cách như chúng ta đã trao đổi ở nghiên cứu lần trước.

Giá trị của sống xanh mà Recycle fabric waste mang lại là gì?

Từ sau đại dịch Covid-19 đến nay, tình trạng kinh tế đình trệ và lạm phát kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu hụt việc làm cho người dân lao động. Chính vì lẽ đó, dự án Recycle fabric waste mang trên mình một sứ mệnh muốn góp phần để giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường, và tạo ra công ăn việc làm nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt việc làm cho người dân.

Các bạn có biết, Trái Đất của chúng ta đang báo động về sự ô nhiễm trầm trọng và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên hơn bao giờ hết. Hành tinh của chúng ta đang phát triển với tốc độ không bền vững, dự kiến dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050, cần đến hai hành tinh để đáp ứng mức tiêu thụ của con người như hiện tại.

Chính vì vậy, sống xang là lối sống sống tích cực, hữu ích và đang trở thành một lối sống được nhiều người lựa chọn. Sống xanh không chỉ đem lại sức khỏe tuyệt vời cho chúng ta mà còn góp phần bảo vệ môi trường. 

Đây là lối sống lành mạnh, sống bền vững, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống này hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo. Sống xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai, không chỉ là trách nhiệm mà còn là đậc ân với bất kỳ ai trên hành tinh này.

Recycle fabric waste đã mang những hoạt động tái chế của dự án truyền tải đến các bạn sinh viên Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng thông qua cuộc thi HIU Startup 2022 và Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM.

4.    Tại sao RECYCLE FABRIC WASTE phải tuyên bố giá trị ?

 

Recycle fabric waste mong muốn khẳng định ý nghĩa và lợi ích mà dự án mang lại, mau chóng khẳng định giá trị và vị thế trên thị trường. Bởi, dự án mang trên mình một sứ mệnh kết hợp với khối óc và tinh thần của những thế hệ trẻ mang lại một thế giới xanh đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm tình trạng thất nghiệp đặc biệt ở các đối tượng lao động yếu thế bằng cách tái chế vải thải thành những sản phẩm sinh thái đồng hành cùng mọi gia đình.

 

 

5.    Quá trình RECYCLE FABRIC WASTE thực hiện tuyên bố giá trị?

·       Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu: Những sản phẩm mà Recycle fabric waste sản xuất bước đầu đều cho chính tay em làm, chào hàng và phân bán các sản phẩm đến với người tiêu dùng, vì thế cá nhân em hiểu rất rõ người tiêu dùng muốn sử dụng một sản phẩm như thế nào, từ màu sắc, chất liệu, đến công dụng. Ví dụ như có khách muốn nhiều màu đỏ hay màu tối, cho đến kiểu mẫu. Recycle fabric waste luôn đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, luôn muốn mang lại những thông điệp và trải nghiệm tuyệt vời nhất. Chính vì thế  Recycle fabric waste mong muốn thực hiện chiến dịch mang lại màu xanh cho đất nước, lợi ích cho cộng đồng

·       Xác định lợi ích chính: Sản phẩm được làm từ thủ công vì thế độ bền cao. Các chất liệu được tái chế hoàn toàn từ vải thải cho nên giá cả phải chăng. Sản phẩm đáp ứng được thói quen mua hàng “ giá rẻ nhưng chất lượng”.

·       Nêu rõ đặc điểm bán hàng độc đáo: Giá cả phải chăng phù hợp với mọi tiêu chí người tiêu dùng cùng với những ý nghĩa đầy nhăn văn của sản phẩm.

·       Tạo ra thông điệp rõ ràng và hấp dẫn: Khẩu hiệu của dự án “ Tái chế vải thải mang lại thế giới xanh và ích nước lợi nhà.

·       Nhấn mạnh những đặc điểm khác biệt: Giá cả phải chăng, phân phán phổ biến trên nhiều kênh phân phối, màu sắc kiểu mẫu đa dạng mới mẻ.

Kết nối với mặc cảm xúc: Như mọi người đã biết, Recycle fabric waste thành lập nhằm mong muốn góp sự nhiệt huyết, khối óc và tinh thần của những con người trẻ để mang đến một thế giới xanh và góp phần tạo  nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là lao động yếu thế. Để mang đến những sản phẩm chất lượng, nguồn năng lượng tích cực những giá trị nhân văn, Recycle fabric waste luôn cố gắng hỗ trợ giúp đỡ các chiến dịch tình nguyện. Và những sản phẩm được bán ra sẽ tích góp 1% cho các quỹ từ thiện.

·       Xác minh và kiểm tra: Recycle fabric waste luôn cố gắng để đưa những hoạt động của mình đến nhiều bạn sinh viên, vì đây là thế hệ sẽ thay đổi thế giới bằng khối óc tinh túy. Bằng những liên kết các hoạt động tình nguyện với Trường Đại học Kinh Tế- Luật đã phần nào xác minh được sự yêu thích cảu mọi người dành cho sản phẩm.

·       Xuyên suốt với thông điệp sản phẩm: Trong suốt 4 năm thành lập và phát triển Recycle fabric waste luôn cam kết với những sứ mệnh mà ban đầu mình đặt ra. Đó chính là một trong những lý do thúc đẩy dự án tham gia SBC 2023.

·       Truyền thông điệp hiệu quả: Tận dụng những khả năng truyền thông mà mình có được để mang những hoạt động đến với mọi người. Và cá nhân mình tin rằng việc biết bắt kịp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định đến thành công.

III.         KẾT LUẬN:

Những phân tích trên đã giải thích được khái niệm và tầm quan trọng của một tuyên bố giá trị. Qua đó cũng thể hiện quá trình Recycle fabric waste thực hiện một tuyên bố giá trị.

Recycle fabric waste luôn mong muốn thông qua cuộc thi SBC 2023 sẽ lan tỏa sứ mệnh đến với nhiều người hơn nữa, không chỉ với con người Việt và với các bạn bè trên toàn thế giới. Nếu dự án thực sự mang lại nhiều điều tích cực, hi vọng trong tương lai gần dự án triển khai công việc này đến với khu trại giam tại các khu trên Việt Nam. Mọi người có biết, số lượng phạm nhân ở năm 2020, các trại giam, trại giam đã tiếp nhận 65.263 PN  (nam: 59.650; nữ: 5.613). Với số lượng này thì đòi hỏi một số lượng lớn công việc mới có thể giúp cho đất nước chúng ta chăm lo cho tất cả các phạm nhân này.

Vào ngày 3/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là lý do mà dự án luôn cố gắng để tạo ra những cơ hội giúp đỡ cho nước nhà. Với mong muốn san sẻ những giá trị tích cực và dang rộng đôi tay đón nhận với người đang cải tạo lại cuộc sống của mình để trở thành những con người có ích cho xã hội.

 

Hết

 

 

 

CASE WRITING-RECYCLE FABRIC WASTE

CASE WRITING – RECYCLE FABRIC WASTE

  1. MỞ ĐẦU

Nếu như nói, thế giới chúng ta hiện đang phát triển như vũ bão, thì nhu cầu sống của con người cũng tăng theo chiều tỉ lệ thuận. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu được “ ăn no, mặc ấm”, mà nâng cao lên thành mong muốn được “ ăn ngon, mặc đẹp”. Và thời trang đã góp phần định hình nên một sở thích, một phong cách sống của mỗi con người. Hơn nữa, thời trang còn là công cụ sẽ truyền tải được tính cách, quan điểm, lối sống. Từ đó, nhu cầu ăn mặc trở nên quan trọng trong cuộc sống mỗi con người. Chính vì thế, dệt may hiện được xem là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế, quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn toàn cầu chiếm từ 8-8,8% tổng thương mại toàn cầu, tính theo trị giá, đạt khoảng 1.400-1.550 tỷ USD.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn cầu đã mở rộng với độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,3% trong giai đoạn 2016-2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019.Chính vì lẽ đó, nền công nghiệp may mặc hiện nay chiếm vị thế hết sức quan trọng trong kinh tế nước nhà nói riêng và thế giới nói chung. Tuy mang lại nhiều giá trị trong việc phát triển kinh tế, song nền công nghiệp này đã phát triển gây ra nhiều hệ quả tiêu cực. Vậy hệ quả ấy như thế nào và chúng ta cần hành động ra sao, bài viết này sẽ giúp mọi hiểu rõ về những thực trạng ấy.

  1. NỘI DUNG
  2. Giới thiệu về Recycle fabric waste?

Mô tả dự án:

Recycle fabric waste là một dự án nhằm tái chế vải thải ngành công nghiệp may mặc thành những sản phẩm đồng hành cùng mọi gia đình Việt và mọi gia đình trên thế giới với Slogan – Tái chế vải giảm rác thải vải ra môi trường và tạo sinh kế cho lao động yếu thế.

Quá trình thực hiện dự án:

Recycle fabric waste được phát triển từ một dự án có tên Chuỗi cơ sở sản xuất thảm lót thủ công.

Vào 6/2022, Dự án chuỗi cơ sở sản xuất thảm lót thủ đã giành chiến thắng trong cuộc thi HIU Startup của Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng. Trong quá trình tham gia cuộc thi, dự án đã được các bạn sinh viên, các thầy cô giáo và ban giám khảo đồng hành và hỗ trợ. Và sau cuộc thi, dự án chuỗi cơ sở sản xuất thảm lót thủ công- tái chế vải thải được báo Giáo Dục và Thời Đại đưa tin với chủ đề – Khởi nghiệp sống xanh cùng sinh viên.

Trong suốt quá trình đưa sản phẩm vào đời sống con người tại các điểm bán trên Thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 3/2023, dự án chuỗi cơ sở sản xuất thảm lót thủ công được các bạn sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế Luật- Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM biết đến những sản phẩm của dự án với tên gọi “ Thảm sinh thái”, những tấm thảm sinh thái đã đồng hành trong chiến dịch Tình nguyện Green in Blue lần thứ VII của Liên Chi Hội Khoa Kinh Tế Luật với cương vị vừa truyền cảm hứng đến các bạn sinh viên về vấn đề sống xanh và khởi nghiệp xanh vừa là nhà tài trợ đồng hành.

  1. Động lực nào khiến Recycle fabric waste muốn trở thành doanh nghiệp xã hội?

Lý do thứ nhất:

Bối cảnh toàn cầu

Theo số liệu của khóa học SBC 101: Nguyên tắc đổi mới xã hội, chúng ta có thể nhìn thấy được bức tranh tổng quan về thế giới mà chúng ta đang sống diễn ra như thế nào? Dưới đây là những con số lý giải câu hỏi động lực nào để trở thành doanh nghiệp xã hội:

 

  • Toàn cầu đang cần thêm 470 triệu công việc mới trên toàn cầu để tạo công ăn việc làm cho những người mới tham gia vào thị trường lao động từ năm 2016-2030
  • Gần 2,2 tỷ người sống dưới 2$ mỗi ngày

Bối cảnh trong nước

Vào năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và lan rộng trên khắp cả nước Việt Nam đã gây ra nhiều mất mát về người và của. Hàng ngàn, hàng triệu người thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngưng hoạt động, cắt giảm nhân sự.

  • Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 kéo dài đã làm tăng tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi trong quý III/2021 lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III/2021 là hơn 1,8 triệu người. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,7 triệu người.
  • Theo những bối cảnh của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, việc tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động là hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu số 8 – Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm đầy đủ và năng suất công việc tốt cho tất cả mọi người.

Lý do thứ hai:

  • Rác thải ngành công nghiệp may mặc hiện đang gây ô nhiễm môi trường xếp vị trí thứ hai trên toàn thế giới.

Nếu như nói ngành công nghiệp may mặc từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề an sinh xã hội Việt Nam, Vì nó đóng góp 12-14% GDP, tạo việc làm cho hơn 3 triệu người dân lao động. Cũng chính sự phát triển và tầm quan trọng đó đã kéo theo những hệ quả sau:

  • Mỗi tháng ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam thải ra môi trường khoảng 2000 Tấn chất thải bao gồm: Vải vụn, phụ liệu ngành may mặc, và các phế phẩm khác.
  • Vấn nạn đốt vải vụn: Đây là hiện trạng tập kết vải vụn từ các cơ sở may mặc hoặc các làng nghề đến các khu vực đất trống gần sông, hồ,.. để đốt.
  • Chính vì những thực trạng đó, Recycle fabric waste là một giải pháp vừa khắc phục thực trạng ấy bằng hành động tái chế vải nhằm xây dựng và thực hiện mục tiêu số 12- Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Hơn thế nữa, động lực để trở thành doanh nghiệp xã hội của Recycle fabric waste là nhờ những thành tựu, sự quan tâm và ủng hộ của mọi người như:  báo Giáo Dục và Thời Đại, các doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm đến từ nhà trường và bạn sinh viên của Trường Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh bởi đây là nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo và là những nhân tố quan trọng góp phần sự phát triển phồn thịnh của thế giới trong tương lai. Qua đó, Recycle fabric waste nhận thức được tầm quan trọng của các dự án khởi nghiệp xanh gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và luôn tin rằng: “ Sức trẻ gắn liền với các dự án khởi nghiệp có ý nghĩa góp phần kiến tạo nên một xã hội văn minh và tốt đẹp”.

 

 

  1. Recycle fabric waste sẽ mang lại giá trị gì cho xã hội ?

Recycle fabric waste sẽ mang đến một giải pháp sẽ tái chế rác thải vải một cách triệt để nhất, không gây tốn nhiên liệu, tài nguyên. Hơn thế, dự án tạo ra công ăn việc làm cho lao động phổ thổ thông và sinh kế cho nhóm người lao động yếu thế: người già, vô gia cư, người khuyết tật.

Dự án mong truyền tải đến mọi người nói chung và đặc biệt là cách bạn trẻ lối sống xanh. Và hành động tái chế là một việc vô cùng hữu ích, không chỉ kéo dài vòng đời của vật liệu, tiết kiệm tài nguyên mà còn nâng cao được nhận thức  của con người trong xã hội về những tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người đến với môi trường.

  1. Mục tiêu của Recycle fabric waste là gì?

Recycle fabric waste đưa những sản phẩm tái chế từ vải thải của ngành công nghiệp may mặc thành những người bạn đồng hành cùng mọi gia đình Việt và mọi gia đình trên thế giới.

Từ đó, tạo kinh tế cho xã hội bằng cách xây dựng thêm nhiều công ăn việc làm cho các đối tượng lao động trong cộng đồng đặc biệt là những lao động yếu thế.

  1. Tại sao Recycle fabric waste là người kiến tạo xã hội?

Vì giải pháp tái chế vải của Recycle fabric waste khác hoàn toàn với các phương pháp từ trước. Vậy các phương pháp để giải quyết vải thải của ngành công nghiệp may mặc hiện đang có là gì?

Hiện nay, để giải quyết rác thải vải của ngành công nghiệp may mặc : Phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp, tái sử dụng vải thải thành vải lau công nghiệp. Vậy ưu nhươc điểm các phương pháp này như thế nào?

  • Phương pháp đốt:

Tuy rẻ hơn một số phương pháp xử lý rác khác nhưng xử lý rác thải vải bằng nhiệt lại đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cho các lò đốt và hệ thống vận hành cao, nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì đây là phương pháp xử lý không hiệu quả về mặt kinh tế.

Tùy từng loại lò đốt mà sẽ có các tiêu chuẩn về an toàn môi trường , trong đó có tiêu chuẩn về khí thải là khác nhau. Mặc dù lò đốt nào cũng có cơ chế xử lý khí thải nhưng để nói rằng xử lý được triệt để khí thải độc hại thải ra môi trường vẫn là điều chưa thể đáp ứng được.

  • Tốn nhiên liệu nên chi phí hoạt động đắt.
  • Gây ô nhiễm môi trường nếu xử lý không đúng cách.
  • Gây hại cho sức khỏe cộng đồng.

  • Phương pháp chôn lấp:

Chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải đơn giản nhưng tốn kém và gây lãng phí tài nguyên đất đai. Chưa kể không khí, nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm trong quá trình rác phân hủy nếu không được xử lý tốt.

  • Diện tích chôn lấp lớn, một bãi chôn lấp bình thường cũng chiếm diện tích 10 – 15 ha
  • Quá trình phân hủy kéo dài
  • Lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất ở khu vực chôn lấp

 

Tái chế thành vải lau công nghiêp:

  • Phương pháp này thường phải dùng khổ vải lớn 20cm x 30cm
  • Chất liệu cotton
  • Chỉ dành để lau chùi máy móc thiết bị.
  • Phương pháp này chỉ dùng được vài lần sau đó lại thải số lượng vải lau ra môi trường.

            

  • KẾT LUẬN

Các nền kinh tế trên toàn cầu chưa kịp “thở phào” chờ bình phục sau đại dịch Covid-19, đã lập tức phải đối mặt với những thách thức và rủi ro mới đang hiện hữu: gánh nặng về nợ, lạm phát toàn cầu, tăng trưởng suy giảm và căng thẳng địa chính trị. Bên cạnh đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kìm hãm sự phục hồi và tạo ra nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, xã hội của chúng ta hiện nay đang cần rất nhiều công việc làm để đáp ứng cho người dân lao động, đặc biệt đối tượng lao động yếu thế. Nhận thức và thấu hiểu được nỗi lo của nước nhà nói riêng và toàn cầu nói chung, RECYCLE FABRIC WASTE đang cố gắng tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh để đồng hành cùng những người thất nghiệp, không có khả năng kiếm việc làm để góp phần xây dựng nên giá trị cho gia đình và cho xã hội. Hơn nữa những sản phẩm mà RECYCLE FABRIC WASTE sẽ giúp ngành công nghiệp may mặc giảm đi lượng rác thải vải ra môi trường.

RECYCLE FABRIC WASTE mang trên mình sứ mệnh đóng góp sức trẻ của dự án để thực hiện mục tiêu số 8 và 12 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, cùng với khẩu hiệu “ Tái chế vải giảm vải thải ra môi trường và tạo sinh kế cho người yếu thế”.