SBC101 case

Sau khi tham gia khoá học về nguyên tắc đổi mới xã hội của SBC nhóm dự án nhận thấy vấn đề của xã hội tại Việt Nam như sau:

Ở Việt Nam, theo tổng cục tài nguyên môi trường cứ 35 tỉnh thành phố sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì có 17 tỉnh thành phố bị ô nhiễm đất và Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9 ngàn tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật.

Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước… có xu hướng sẽ gia tăng. Các chuyên gia cho biết, ô nhiễm đất nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung sẽ kéo theo nhiều hệ quả, tác động tới đời sống người dân, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, cần hướng tới phát triển bền vững để giảm ô nhiễm.  Hàng năm ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó canh tác lúa chiếm 65% tổng lượng phân bón tiêu thụ trong ngành nông nghiệp. Hầu hết nông dân trồng lúa sử dụng phân bón cao hơn mức khuyến cáo và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả còn lại bị rửa trôi.

Việt Nam đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á.

Thống kê của FIBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thấy, năm 2021 có hơn 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác.

 Từ những số liệu trên cho thấy số lượng đất nông nghiệp chưa chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ vô cùng lớn và  nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với sự hội nhập và phát triển hiện nay thì nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, từ đó nhóm dự án đã nghiên cứu, khảo sát và nhận thấy được rằng vi sinh có thể làm tốt được việc xử lý chất dinh dưỡng trong đất.

 Hệ vi sinh vật nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo cấu trúc đất vì chúng có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, phân giải các chất hữu cơ trong đất, giải phóng những chất khoáng, chuyển hóa các dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi cho cây trồng. Thêm nữa là cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cho cây.

Hiện nay, hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang dần cạn kiệt. Điều này thể hiện rõ qua việc đất trồng giảm dần khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất được bón vào. Tình trạng đất bạc hóa, giữ nước kém, độ tơi xốp giảm và pH đất mất cân bằng xảy ra ngày càng phổ biến

Ngày qua ngày, môi trường đất dần thoái hóa dẫn đến mật độ những loài vi sinh vật trong đất ngày càng thưa thớt. Thói quen sử dụng thuốc và phân bón hóa học thiếu trách nhiệm đang góp phần làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất, lượng đất nông nghiệp trên trái đất hiện đang có dấu hiệu thu hẹp dần và nếu chúng ta không thay đổi hành vi sản xuất thì sớm muộn cũng sẽ phải hứng chịu những tác động không tưởng từ thiên nhiên. 

Hiện nay, nông nghiệp sử dụng đại trà các chất hóa học tác động trực tiếp lên môi trường đất. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng đất ô nhiễm.

Bên cạnh đó, việc trồng độc canh khiến nền đất mặt không được cây cỏ che phủ và kết dính nên không giữ được đất vào mùa mưa. Hơn nữa, khi đất không được cây cỏ che phủ thì phải hứng chịu ánh nắng trực tiếp, nắng nóng làm đất khô hạn đồng thời tiêu diệt hết thảy những sinh vật trong đất. Về lâu, đất dần chuyển hóa thành hoang mạc.

Những tác động tự nhiên như thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra những tác động đến hệ vi sinh vật trong đất.

Ngoài ra, thì các thành viên của dự án gia đình hầu hết là nông dân, chúng tôi lớn lên với đồng ruộng, vườn cây hiểu được nổi vất vả của người nông dân trong quá trình canh tác phải tốn bao nhiêu công sức để xử lý đất chuẩn bị cho mùa vụ mới.

Từ những yếu tố trên nhóm đã xây dựng dự án với tầm nhìn:

+ Trở thành 1 doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong việc cung cấp các dạng sản phẩm sinh học, vi sinh. Vươn ra thị trường Đông Nam Á và thế giới.

+ Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, đảm bảo thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe đối với con người.

+ Thúc đẩy quá trình “Phủ xanh” nền nông nghiệp Việt vì 1 tương lai phát triển nông nghiệp bền vững.

Tác động xã hội mà chúng tôi mang đến là cải thiện ô nhiễm môi trường do canh tác, bảo vệ sức khoẻ người nông dân và người tiêu dùng.

Sứ mệnh: Đồng hành tạo dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững bằng những sản phẩm an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Phù hợp với các mục tiêu của Liên hợp quốc:

+ Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh để giúp tạo việc làm (Mục tiêu 8 của 17 mục tiêu phát triển bền vững): dự án mong muốn xây dựng đội ngũ nhân lực tại địa phương có hiểu biết về “nông nghiệp hữu cơ bền vững” hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức để tạo công ăn việc làm cho họ. Sau đó họ sẽ đồng hành và hỗ trợ nhóm mở rộng thị trường cho sản phẩm của dự án.

+ Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (Mục tiêu 12 của 17 mục tiêu phát triển bền vững): dự án mong muốn xây dựng bộ sản phẩm bổ sung cho cây, tạo 1 vòng tròn sản xuất và tiêu dùng minh bạch, rõ ràng để người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

+ Giảm ô nhiễm môi trường do canh tác (Mục tiêu 13 của 17 mục tiêu phát triển bền vững)

+ Tìm kiếm đối tác và hợp tác toàn cầu về gia công và nguyên liệu sản xuất (Mục tiêu 17 của 17 mục tiêu phát triển bền vững ).

Trong khi đó Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP về phát triển bền vững, trong đó nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.

Câu chuyện nông nghiệp bền vững ở Việt Nam không mới. Từ năm 2013, Quyết định 899 của Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến 2018, có 33 tỉnh thành có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với gần 76.700 ha, đứng thứ bảy châu Á và thứ ba Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nếu so với diện tích đất nông nghiệp (26,8 triệu ha) thì tỷ lệ còn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,28% trong khi con số này ở Thái Lan là 0,41% hay Trung Quốc là 0,59%. Ngoài ra, theo World Bank, tiêu thụ phân bón của Việt Nam vẫn tăng qua từng năm. Phát thải khí nhà kính cũng tăng, theo FAO.

“Nông nghiệp xanh ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả như các mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường đã được triển khai, tiêu thụ thuốc trừ sâu hoá học có xu hướng giảm”, nghiên cứu của nhóm chuyên gia Phí Thị Hồng Linh và Bùi Thị Thanh Huyền của Đại học Kinh tế quốc dân nhận định. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho rằng quy mô sản xuất nhỏ và việc tiêu thụ phân bón, phát thải khí nhà kính vẫn tăng là hạn chế đáng chú ý.

Theo nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế quốc dân, các nguyên nhân cản trở bao gồm: khung pháp lý và thực thi có liên quan đến sản xuất nông nghiệp xanh còn nhiều bất cập; các quy hoạch và chính sách thu hút cũng hạn chế; việc quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh còn ít, cũng như nhận thức nông dân cũng có giới hạn.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Nguyên, làm nông nghiệp bền vững ở Việt Nam còn khó vì mục tiêu gia tăng sản lượng là một áp lực lớn, khiến nhiều nông dân có thể dùng các sản phẩm vô cơ thiếu an toàn trong sản xuất. “Ngoài ra, biến đổi khí hậu như hạn hán, sạt lở sâu bệnh cũng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững”, ông nói.

Cho đến nay, để phát triển nông nghiệp bền vững, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ về ưu đãi tín dụng, đất đai, thu hút đầu tư và bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam – Kinh nghiệm các quốc gia châu Á” do Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức mới đây, còn rất nhiều việc phải làm để thực sự phát triển được lĩnh vực này.

Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Thạc sỹ Mai Lê Thúy Vân, Khoa Kinh Tế, Đại học Kinh tế – Luật cho rằng, động lực mới để ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới là “tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp” thông qua các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp.

Quá trình tạo ra sản phẩm:

–         Có ý tưởng

–         Nghiên cứu tài liệu, tìm ra lỗ hỏng của công thức

–         Đưa ra công thức thí nghiệm trong phòng LAB

–         Kiểm chứng ngoài đồng ruộng, trên các loại cây mong muốn

–         Đưa ra sản phẩm thử nghiệm

–         Cải tiến phù hợp với thị trường

–         Nhân rộng sản phẩm

Cùng với công thức sản phẩm tối ưu cho đất và cây trồng nông nghiệp Việt Nam chúng tôi tin rằng nỗi đau của người nông dân được giải quyết tận gốc, đồng thời hỗ trợ việc làm, đào tạo “thế hệ đổi mới xã hội” có kiến thức phát triển xã hội bền vững.

Các công ty vi sinh tiêu biểu ở thị trường đang rất nhiều những cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người nông dân và việc sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh còn chưa lan rộng giáp các tỉnh ở Việt Nam:

Các tổ chức khác họ mở nhà máy sản xuất tốn nhiều chi phí, còn chúng tôi tập trung vào mở rộng thị trường, tìm kiếm, hợp tác với những đối tác sản xuất tốt nhất, giá cả tối ưu nhất, mang nhiều lợi ích nhất đến với người nông dân. Hơn nữa, các công ty khác đang phân phối phân thuốc vi sinh có thể là nguồn khách hàng tiềm năng mà công ty chúng tôi kết nối trong tương lai.

Các công ty khác trên thị trường hiện nay, chủ yếu tập trung vào nội lực của mình mà chưa có bước đột phá, trong việc khai thác tiềm năng như kết nối, hình thành hợp đồng hợp tác. quan hệ lâu dài với chủ vườn và chính quyền địa phương để mở rộng thị trường mục tiêu. Không những vậy, chúng tôi còn tạo công ăn việc làm, giúp giảm thiểu khả năng thất nghiệp sau đại học ở các ngành học đặc thù về nông nghiệp.

Dự án chúng tôi góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí do canh tác nông nghiệp tạo ra, cân bằng hệ sinh thái hạn chế sâu bệnh kháng thuốc và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và cả người tiêu dùng nông sản, góp phần xây dựng câu chuyện “minh bạch từ đồng ruộng đến bàn ăn” (theo Mục 12,13,14 của 17 mục tiêu phát triển bền vững ).

Tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong các vùng nông nghiệp, từ những kỹ năng sẵn có của họ trong quá trình trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả tại địa phương (Mục tiêu 8 của 17 mục tiêu phát triển bền vững).

Hình thức đổi mới sáng tạo của dự án là công thức sản phẩm được cải tiến hướng tới việc đa dạng hóa sản phẩm theo phân khúc khách hàng và nhu cầu thị trường với những công thức và sản phẩm chuyên biệt.

Những sản phẩm được tạo ra từ những công thức riêng mà nhóm đã thực hiện trải qua nghiên cứu về đất, môi trường, thời tiết và dịch bệnh để đưa ra sản phẩm, cũng như tài liệu hỗ trợ cho người nông dân tốt nhất, về mặt chuyển đổi canh tác dần sang hữu cơ bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do canh tác nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp.

Trong tương lai sản phẩm của chúng tôi, không ngững cải tiến để phù hợp với từng vùng đất khác nhau, từng loại cây khác nhau và kết hợp công nghệ số tổng hợp tất cả kiến thức về sâu bệnh hại để đưa ra cảnh báo đến người nông dân nên dùng loại thuốc nào tiếp theo trong quá trình sản xuất.

Phạm vi đổi mới sáng tạo xã hội

Xây dựng năng lực địa phương, cải thiện điều kiện ở địa phương bằng cách cho phép các địa phương khai thác toàn bộ tiềm năng của mình: nông dân ở các địa phương có thể giải quyết nhiều vấn đề của chính họ nếu năng lực của địa phương được cải thiện.

Trong thời gian hình thành và phát triển sản phẩm cuả chúng tôi đã được tin dùng bởi khách hàng, là những sản phẩm không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, xung quanh khu vực canh tác và đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân, khi phun tưới cho cây trồng. Với mô hình sản xuất của chúng tôi, chúng tôi đáp ứng nhu cầu cả về giá cả và chất lượng, cho từng phân khúc khách hàng.

Tiếp đến là phía những người cần việc làm tại địa phương, chúng tôi giúp họ có được việc làm, họ cũng hỗ trợ chúng tôi trong các việc hỗ trợ nông dân về kĩ thuật canh tác, theo dõi tình hình cây trồng giúp chuyển đổi canh tác dần sang hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Sau đó là bên cung cấp nguyên liệu bền vững là tập đoàn sinh học AQ. Chúng tôi giúp họ có đầu ra bền vững, họ giúp chúng tôi có nguồn nguyên liệu chất lượng để tạo thành sản phẩm.

Và cuối cùng là những người tiêu dùng nông sản, chúng tôi góp một phần nhỏ bảo vệ sức khoẻ của họ, giảm lượng thực phẩm bẩn trên thị trường, giúp nông sản có thể xuất đi vào những thị trường tiêu thụ khó tính, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhờ canh tác bền vững.

Giai đoạn hiện tại, sự hỗ trợ lớn nhất của chúng tôi chính là hơn 5 mươi khách hàng mà tôi đã tin và sử dụng sản phẩm. Tính đến hiện tại chúng tôi đã bán ra hơn 5 trăm sản phẩm tiếp cận với hơn 10 ngàn người thông qua quảng cáo. Một sự hỗ trợ không thể thiếu đó chính là sự năng nổ, nhiệt tình đến từ các thành viên dự án. Tôi là một kỹ sư sinh học, những mentor đồng hành cùng tôi là những chuyên gia trong lĩnh vực họ am hiểu nổi đau của người tiêu dùng sản phẩm này và giải quyết tốt nổi đau đó. Họ giúp tôi hoàn thiện rất nhiều trong việc hoàn thiện sản phẩm, tiếp cận thị trường mục tiêu, quảng bá sản phẩm cũng như hoàn thành hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam. Cùng với đó là sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ các Coach của chương trình đã kết nối hướng dẫn dự án. Trên từng câu trả lời của dự án chúng tôi, những vị Coach kinh nghiệm góp ý kĩ, sâu sát và nhiệt huyết, giúp chúng tôi nhận ra không ít lỗi cần được cải tiến và hoàn thiện, họ cũng góp phần tạo sự mở rộng cho tầm nhìn của dự án dựa trên các kinh nghiệm mà họ có, họ hướng dẫn cho dự án của chúng tôi.

Từ những ngày đầu, phần nhiều chúng tôi đẩy mạnh, nhấn mạnh đến công dụng nhưng chưa thực sự khảo sát rằng khách hàng cần gì, muốn gì, chúng tôi đã cải tiến công thức phù hợp cho mọi loại cây và từng vùng đất khác nhau để tất cả những vùng ở Việt Nam đều có thể sử dụng. Và bên cạnh đó những khách hàng mà chúng tôi tiếp cận có biết đến lợi ích của sinh học nhưng chưa có vườn mẫu họ cũng không dám chuyển đổi vì sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Bài học mà chúng tôi thấm nhuần muốn thâm nhập thị trường phải có công tác chuyển đổi tư tưởng cho khách hàng song song đó chúng tôi không bán thứ mình có, mà bán thứ khách hàng cần.

Thông qua bài học của SBC dự án hiểu rõ hơn về thị trường, xã hội nơi mình đang sống đồng thời tìm ra những loại hình hoạt động phù hợp với hiện trạng dự án nhằm phát huy tối đa tiềm năng của dự án đang có, hiểu được mình là ai? Mình đang làm gì? Và vì mục đích gì phải thực hiện dự án này.

 

Sau khi tham gia khoá học về nguyên tắc đổi mới xã hội của SBC nhóm dự án nhận thấy vấn đề của xã hội tại Việt Nam như sau:

Ở Việt Nam, theo tổng cục tài nguyên môi trường cứ 35 tỉnh thành phố sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì có 17 tỉnh thành phố bị ô nhiễm đất và Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9 ngàn tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật.

Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước… có xu hướng sẽ gia tăng. Các chuyên gia cho biết, ô nhiễm đất nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung sẽ kéo theo nhiều hệ quả, tác động tới đời sống người dân, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, cần hướng tới phát triển bền vững để giảm ô nhiễm.  Hàng năm ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó canh tác lúa chiếm 65% tổng lượng phân bón tiêu thụ trong ngành nông nghiệp. Hầu hết nông dân trồng lúa sử dụng phân bón cao hơn mức khuyến cáo và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả còn lại bị rửa trôi.

Việt Nam đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á.

Thống kê của FIBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thấy, năm 2021 có hơn 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác.

 Từ những số liệu trên cho thấy số lượng đất nông nghiệp chưa chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ vô cùng lớn và  nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với sự hội nhập và phát triển hiện nay thì nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, từ đó nhóm dự án đã nghiên cứu, khảo sát và nhận thấy được rằng vi sinh có thể làm tốt được việc xử lý chất dinh dưỡng trong đất.

 Hệ vi sinh vật nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo cấu trúc đất vì chúng có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, phân giải các chất hữu cơ trong đất, giải phóng những chất khoáng, chuyển hóa các dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi cho cây trồng. Thêm nữa là cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cho cây.

Hiện nay, hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang dần cạn kiệt. Điều này thể hiện rõ qua việc đất trồng giảm dần khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất được bón vào. Tình trạng đất bạc hóa, giữ nước kém, độ tơi xốp giảm và pH đất mất cân bằng xảy ra ngày càng phổ biến

Ngày qua ngày, môi trường đất dần thoái hóa dẫn đến mật độ những loài vi sinh vật trong đất ngày càng thưa thớt. Thói quen sử dụng thuốc và phân bón hóa học thiếu trách nhiệm đang góp phần làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất, lượng đất nông nghiệp trên trái đất hiện đang có dấu hiệu thu hẹp dần và nếu chúng ta không thay đổi hành vi sản xuất thì sớm muộn cũng sẽ phải hứng chịu những tác động không tưởng từ thiên nhiên. 

Hiện nay, nông nghiệp sử dụng đại trà các chất hóa học tác động trực tiếp lên môi trường đất. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng đất ô nhiễm.

Bên cạnh đó, việc trồng độc canh khiến nền đất mặt không được cây cỏ che phủ và kết dính nên không giữ được đất vào mùa mưa. Hơn nữa, khi đất không được cây cỏ che phủ thì phải hứng chịu ánh nắng trực tiếp, nắng nóng làm đất khô hạn đồng thời tiêu diệt hết thảy những sinh vật trong đất. Về lâu, đất dần chuyển hóa thành hoang mạc.

Những tác động tự nhiên như thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra những tác động đến hệ vi sinh vật trong đất.

Ngoài ra, thì các thành viên của dự án gia đình hầu hết là nông dân, chúng tôi lớn lên với đồng ruộng, vườn cây hiểu được nổi vất vả của người nông dân trong quá trình canh tác phải tốn bao nhiêu công sức để xử lý đất chuẩn bị cho mùa vụ mới.

Từ những yếu tố trên nhóm đã xây dựng dự án với tầm nhìn:

+ Trở thành 1 doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong việc cung cấp các dạng sản phẩm sinh học, vi sinh. Vươn ra thị trường Đông Nam Á và thế giới.

+ Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, đảm bảo thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe đối với con người.

+ Thúc đẩy quá trình “Phủ xanh” nền nông nghiệp Việt vì 1 tương lai phát triển nông nghiệp bền vững.

Tác động xã hội mà chúng tôi mang đến là cải thiện ô nhiễm môi trường do canh tác, bảo vệ sức khoẻ người nông dân và người tiêu dùng.

Sứ mệnh: Đồng hành tạo dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững bằng những sản phẩm an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Phù hợp với các mục tiêu của Liên hợp quốc:

+ Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh để giúp tạo việc làm (Mục tiêu 8 của 17 mục tiêu phát triển bền vững): dự án mong muốn xây dựng đội ngũ nhân lực tại địa phương có hiểu biết về “nông nghiệp hữu cơ bền vững” hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức để tạo công ăn việc làm cho họ. Sau đó họ sẽ đồng hành và hỗ trợ nhóm mở rộng thị trường cho sản phẩm của dự án.

+ Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (Mục tiêu 12 của 17 mục tiêu phát triển bền vững): dự án mong muốn xây dựng bộ sản phẩm bổ sung cho cây, tạo 1 vòng tròn sản xuất và tiêu dùng minh bạch, rõ ràng để người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

+ Giảm ô nhiễm môi trường do canh tác (Mục tiêu 13 của 17 mục tiêu phát triển bền vững)

+ Tìm kiếm đối tác và hợp tác toàn cầu về gia công và nguyên liệu sản xuất (Mục tiêu 17 của 17 mục tiêu phát triển bền vững ).

Trong khi đó Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP về phát triển bền vững, trong đó nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.

Câu chuyện nông nghiệp bền vững ở Việt Nam không mới. Từ năm 2013, Quyết định 899 của Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến 2018, có 33 tỉnh thành có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với gần 76.700 ha, đứng thứ bảy châu Á và thứ ba Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nếu so với diện tích đất nông nghiệp (26,8 triệu ha) thì tỷ lệ còn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,28% trong khi con số này ở Thái Lan là 0,41% hay Trung Quốc là 0,59%. Ngoài ra, theo World Bank, tiêu thụ phân bón của Việt Nam vẫn tăng qua từng năm. Phát thải khí nhà kính cũng tăng, theo FAO.

“Nông nghiệp xanh ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả như các mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường đã được triển khai, tiêu thụ thuốc trừ sâu hoá học có xu hướng giảm”, nghiên cứu của nhóm chuyên gia Phí Thị Hồng Linh và Bùi Thị Thanh Huyền của Đại học Kinh tế quốc dân nhận định. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho rằng quy mô sản xuất nhỏ và việc tiêu thụ phân bón, phát thải khí nhà kính vẫn tăng là hạn chế đáng chú ý.

Theo nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế quốc dân, các nguyên nhân cản trở bao gồm: khung pháp lý và thực thi có liên quan đến sản xuất nông nghiệp xanh còn nhiều bất cập; các quy hoạch và chính sách thu hút cũng hạn chế; việc quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh còn ít, cũng như nhận thức nông dân cũng có giới hạn.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Nguyên, làm nông nghiệp bền vững ở Việt Nam còn khó vì mục tiêu gia tăng sản lượng là một áp lực lớn, khiến nhiều nông dân có thể dùng các sản phẩm vô cơ thiếu an toàn trong sản xuất. “Ngoài ra, biến đổi khí hậu như hạn hán, sạt lở sâu bệnh cũng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững”, ông nói.

Cho đến nay, để phát triển nông nghiệp bền vững, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ về ưu đãi tín dụng, đất đai, thu hút đầu tư và bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam – Kinh nghiệm các quốc gia châu Á” do Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức mới đây, còn rất nhiều việc phải làm để thực sự phát triển được lĩnh vực này.

Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Thạc sỹ Mai Lê Thúy Vân, Khoa Kinh Tế, Đại học Kinh tế – Luật cho rằng, động lực mới để ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới là “tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp” thông qua các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp.

Quá trình tạo ra sản phẩm:

–         Có ý tưởng

–         Nghiên cứu tài liệu, tìm ra lỗ hỏng của công thức

–         Đưa ra công thức thí nghiệm trong phòng LAB

–         Kiểm chứng ngoài đồng ruộng, trên các loại cây mong muốn

–         Đưa ra sản phẩm thử nghiệm

–         Cải tiến phù hợp với thị trường

–         Nhân rộng sản phẩm

Cùng với công thức sản phẩm tối ưu cho đất và cây trồng nông nghiệp Việt Nam chúng tôi tin rằng nỗi đau của người nông dân được giải quyết tận gốc, đồng thời hỗ trợ việc làm, đào tạo “thế hệ đổi mới xã hội” có kiến thức phát triển xã hội bền vững.

Các công ty vi sinh tiêu biểu ở thị trường đang rất nhiều những cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người nông dân và việc sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh còn chưa lan rộng giáp các tỉnh ở Việt Nam:

Các tổ chức khác họ mở nhà máy sản xuất tốn nhiều chi phí, còn chúng tôi tập trung vào mở rộng thị trường, tìm kiếm, hợp tác với những đối tác sản xuất tốt nhất, giá cả tối ưu nhất, mang nhiều lợi ích nhất đến với người nông dân. Hơn nữa, các công ty khác đang phân phối phân thuốc vi sinh có thể là nguồn khách hàng tiềm năng mà công ty chúng tôi kết nối trong tương lai.

Các công ty khác trên thị trường hiện nay, chủ yếu tập trung vào nội lực của mình mà chưa có bước đột phá, trong việc khai thác tiềm năng như kết nối, hình thành hợp đồng hợp tác. quan hệ lâu dài với chủ vườn và chính quyền địa phương để mở rộng thị trường mục tiêu. Không những vậy, chúng tôi còn tạo công ăn việc làm, giúp giảm thiểu khả năng thất nghiệp sau đại học ở các ngành học đặc thù về nông nghiệp.

Dự án chúng tôi góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí do canh tác nông nghiệp tạo ra, cân bằng hệ sinh thái hạn chế sâu bệnh kháng thuốc và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và cả người tiêu dùng nông sản, góp phần xây dựng câu chuyện “minh bạch từ đồng ruộng đến bàn ăn” (theo Mục 12,13,14 của 17 mục tiêu phát triển bền vững ).

Tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong các vùng nông nghiệp, từ những kỹ năng sẵn có của họ trong quá trình trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả tại địa phương (Mục tiêu 8 của 17 mục tiêu phát triển bền vững).

Hình thức đổi mới sáng tạo của dự án là công thức sản phẩm được cải tiến hướng tới việc đa dạng hóa sản phẩm theo phân khúc khách hàng và nhu cầu thị trường với những công thức và sản phẩm chuyên biệt.

Những sản phẩm được tạo ra từ những công thức riêng mà nhóm đã thực hiện trải qua nghiên cứu về đất, môi trường, thời tiết và dịch bệnh để đưa ra sản phẩm, cũng như tài liệu hỗ trợ cho người nông dân tốt nhất, về mặt chuyển đổi canh tác dần sang hữu cơ bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do canh tác nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp.

Trong tương lai sản phẩm của chúng tôi, không ngững cải tiến để phù hợp với từng vùng đất khác nhau, từng loại cây khác nhau và kết hợp công nghệ số tổng hợp tất cả kiến thức về sâu bệnh hại để đưa ra cảnh báo đến người nông dân nên dùng loại thuốc nào tiếp theo trong quá trình sản xuất.

Phạm vi đổi mới sáng tạo xã hội

Xây dựng năng lực địa phương, cải thiện điều kiện ở địa phương bằng cách cho phép các địa phương khai thác toàn bộ tiềm năng của mình: nông dân ở các địa phương có thể giải quyết nhiều vấn đề của chính họ nếu năng lực của địa phương được cải thiện.

Trong thời gian hình thành và phát triển sản phẩm cuả chúng tôi đã được tin dùng bởi khách hàng, là những sản phẩm không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, xung quanh khu vực canh tác và đặc biệt không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân, khi phun tưới cho cây trồng. Với mô hình sản xuất của chúng tôi, chúng tôi đáp ứng nhu cầu cả về giá cả và chất lượng, cho từng phân khúc khách hàng.

Tiếp đến là phía những người cần việc làm tại địa phương, chúng tôi giúp họ có được việc làm, họ cũng hỗ trợ chúng tôi trong các việc hỗ trợ nông dân về kĩ thuật canh tác, theo dõi tình hình cây trồng giúp chuyển đổi canh tác dần sang hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Sau đó là bên cung cấp nguyên liệu bền vững là tập đoàn sinh học AQ. Chúng tôi giúp họ có đầu ra bền vững, họ giúp chúng tôi có nguồn nguyên liệu chất lượng để tạo thành sản phẩm.

Và cuối cùng là những người tiêu dùng nông sản, chúng tôi góp một phần nhỏ bảo vệ sức khoẻ của họ, giảm lượng thực phẩm bẩn trên thị trường, giúp nông sản có thể xuất đi vào những thị trường tiêu thụ khó tính, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhờ canh tác bền vững.

Giai đoạn hiện tại, sự hỗ trợ lớn nhất của chúng tôi chính là hơn 5 mươi khách hàng mà tôi đã tin và sử dụng sản phẩm. Tính đến hiện tại chúng tôi đã bán ra hơn 5 trăm sản phẩm tiếp cận với hơn 10 ngàn người thông qua quảng cáo. Một sự hỗ trợ không thể thiếu đó chính là sự năng nổ, nhiệt tình đến từ các thành viên dự án. Tôi là một kỹ sư sinh học, những mentor đồng hành cùng tôi là những chuyên gia trong lĩnh vực họ am hiểu nổi đau của người tiêu dùng sản phẩm này và giải quyết tốt nổi đau đó. Họ giúp tôi hoàn thiện rất nhiều trong việc hoàn thiện sản phẩm, tiếp cận thị trường mục tiêu, quảng bá sản phẩm cũng như hoàn thành hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam. Cùng với đó là sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ các Coach của chương trình đã kết nối hướng dẫn dự án. Trên từng câu trả lời của dự án chúng tôi, những vị Coach kinh nghiệm góp ý kĩ, sâu sát và nhiệt huyết, giúp chúng tôi nhận ra không ít lỗi cần được cải tiến và hoàn thiện, họ cũng góp phần tạo sự mở rộng cho tầm nhìn của dự án dựa trên các kinh nghiệm mà họ có, họ hướng dẫn cho dự án của chúng tôi.

Từ những ngày đầu, phần nhiều chúng tôi đẩy mạnh, nhấn mạnh đến công dụng nhưng chưa thực sự khảo sát rằng khách hàng cần gì, muốn gì, chúng tôi đã cải tiến công thức phù hợp cho mọi loại cây và từng vùng đất khác nhau để tất cả những vùng ở Việt Nam đều có thể sử dụng. Và bên cạnh đó những khách hàng mà chúng tôi tiếp cận có biết đến lợi ích của sinh học nhưng chưa có vườn mẫu họ cũng không dám chuyển đổi vì sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Bài học mà chúng tôi thấm nhuần muốn thâm nhập thị trường phải có công tác chuyển đổi tư tưởng cho khách hàng song song đó chúng tôi không bán thứ mình có, mà bán thứ khách hàng cần.

Thông qua bài học của SBC dự án hiểu rõ hơn về thị trường, xã hội nơi mình đang sống đồng thời tìm ra những loại hình hoạt động phù hợp với hiện trạng dự án nhằm phát huy tối đa tiềm năng của dự án đang có, hiểu được mình là ai? Mình đang làm gì? Và vì mục đích gì phải thực hiện dự án này.