SBC102 case

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với tôi, môn học thực tế chính trị là môn học không chỉ lĩnh hội về những kiến thức xã hội, mà còn là sự trải nghiệm thực tế. Và rất may mắn khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện để tôi được học tập và khám phá tại vùng đất mới. Rời xa sự tấp nập, khói bụi của thủ đô Hà Nội, lớp chúng tôi cùng thầy cô di chuyển đến vùng đất Xứ Nghệ, quê hương của vị lãnh tụ chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Thật may mắn, khi chúng tôi có cơ hội đến đây vào tháng 5, đúng dịp sinh nhật Bác.Đến với Nghệ An, tôi đã được thưởng thức  đặc sản Xứ Nghệ (Xúp lươn).  Sau khi thăm quảng trường chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn chúng tôi di chuyển đến Ngã ba Đồng Lộc, nơi những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến dịch kháng chiến chống Mĩ. Đến đây, chúng ta được chứng kiến những niềm đau mà chiến tranh để lại, nó đã lấy đi cái thanh xuân của 10 cô gái, lấy đi những mạng sống của các anh bộ đội. Biết bao đau thương, biết bao mất mát được hiện lên bởi những hố bom, được tái hiện qua… Điểm thứ hai trong chuyến đi này là Khu di tích của Đại thi hào Nguyễn Du thuộc thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật gốc quý liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du. Về đến Nghệ An thân yêu, chúng tôi còn được hít hà cái không khí trong trẻo, thơm mùi sen thoang thoảng tại Nam Đàn, khu di tích làng sen.Ngoài ra chúng tôi còn đến  tham quan : đồi chè, thăm mộ bà Hoàng Thị Loan, Hành trình tham quan tại Nghệ An của tôi tạm dừng chân tại ngôi chùa Đại Tuệ được tọa lạc tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là ngôi chùa cổ có tuổi đời lên đến 600 năm. Cạnh chùa có một giếng nước cổ sâu chỉ hơn 2m, tuy giếng ở trên đỉnh núi nhưng không bao giờ cạn. Nhân dân ở đây cho rằng nước giếng là nước của Phật, uống vào sẽ khỏi bệnh. Hành trình trải nghiệm thực tế này cho tôi rất nhiều kỉ niệm và bài học ý nghĩa. Để có thể đi sâu và trình bày một cách kỹ hơn về chuyến đi thực tế bổ ích ấy tôi sẽ để sang phần sau đây.

 

NỘI DUNG

I.NHỮNG THU NHẬN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ

1. Khái quát tình hình xã hội ở Nghệ An

1.1. Lao động, việc làm, đời sống, dân cư

-Dân số trung bình tỉnh Nghệ An năm 2022 ước đạt 3,417 triệu người, đứng thứ 4 cả nước. Trong đó lực lượng lao động có hơn 1,6 triệu người, đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức khi giải quyết việc làm cho người lao động.

 -Ước tính năm 2022 đã giải quyết việc làm cho 45.000 người, tăng 11,68% so với năm 2021, trong đó: đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hơn 24.500 người tăng 18,55%. Để nâng cao chất lượng lao động của tỉnh nhà, Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tập trung tốt công tác giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp. Ước tính năm 2022, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo cho 66.600 lượt người.

1.2. Giáo dục

-Theo Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa VII (năm 1993). Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển. Trong năm vừa qua, ngành giáo dục tỉnh Nghệ An nỗ lực chu n bị nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; quan tâm công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng phong trào khuyến học, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. Và kết quả đạt được là :

+ 1.101 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 75,66%)

+ Được công nhận là tỉnh thứ 25 được công nhận đạt chu n phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3.

+ Đạt 01 Huy chương vàng Olympic Tin học Châu Á – Thái Bình Dương, 01 học sinh Huy chương Bạc Olympic Tin học quốc tế; 01 học sinh đạt Huy chương Đồng Olympic Toán học quốc tế; có 97 học sinh đạt giải HSG quốc gia (trong đó có 6 giải nhất, 20 giải nhì, 40 giải ba và 31 giải khuyến khích).

1.3.Trật tự an toàn xã hội

Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữa vững. Để đảm bảo an toàn trong các Ngày Lễ lớn tỉnh Nghệ An tập trung lực lượng, phương tiện, áp dụng các biện pháp phòng ngừa các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

1.4. Y tế

Ngành Y tế đã thực hiện tốt việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và sẵn sàng đáp ứng với các diễn biến bất thường của dịch bệnh Covid-19. Các cơ sở khám chữa bệnh có nhiều hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; tổ chức các Hội nghị, hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia đầu ngành tại các Bệnh viện lớn trong cả nước về chia sẻ, cập nhật, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ đang trực tiếp tham gia vào công tác khám chữa bệnh t tuyến tỉnh cho đến tận tuyến xã. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và BHYT được quan tâm và duy trì thực hiện có hiệu quả tại các cơ sở y tế.

2.Quảng trường Hồ Chí Minh

Ở Hà Nội có quảng trường Ba Đình lịch sử ghi dấu ấn nơi vị lãnh tụ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam thì tại Nghệ An – quê hương Bác cũng sừng sững bức Tượng đài Bác Hồ cùng quảng trường Hồ Chí Minh để tưởng nhớ vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đứng bên trên nhìn xuống như đang che chở cho nhân dân xứ Nghệ, nơi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ nhiều nhất.

Quảng trường nằm ở vị trí đắc địa, nơi tấp nập người dân qua lại, phía Đông là đường Trường Thi, phía Nam là đường Trần Phú, phía Bắc là Hồ Tùng Mậu và cách không xa là trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Công trình được chính thức khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào ngày 19/05/2003 để chúc mừng sinh nhật 113 năm ngày sinh Bác Hồ. Sau hơn 3 năm xây dựng đã mở rộng tổng khuôn viên quảng trường rộng 11ha và hoàn thành hơn 30 hạng mục. 

Phía trước lễ đài là con đường hành lễ để bộ đội và các chiến sĩ đi diễu hành và duyệt binh khi có ngày lễ lớn. Tiếp đến là phần sân hành lễ gồm 99 ô thảm cỏ ở giữa sân tượng trưng cho 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh điệp trùng – biểu tượng của xứ Nghệ.

3. Ngã ba Đồng Lộc

Trong những năm chiến tranh, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam.

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua ngã ba Đồng Lộc. Đây được xem như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân, dân ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Con đường độc đạo này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.

Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.

 Với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”, mưa bom, bão đạn không làm khuất phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung phong.

 Tinh thần ấy được thể hiện rất rõ trong bức thư gửi mẹ đầy xúc động của chị Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con. Mẹ ơi, thời gian này mặc dù địch đánh phá ác liệt nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.

Trưa 24/7/1968, giống như mọi ngày, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.

1.Võ thị Tần- 22 tuổi – tiểu đội trưởng

2.Hồ Thị Cúc- 21 tuổi – tiểu đội phó

3.Võ Thị Hợi – 20 tuổi – chiến sĩ

4.Nguyễn Thị Xuân- 20 tuổi – chiến sĩ

5.Dương Thị Xuân – 19 tuổi – chiến sĩ

6.Trần Thị Rạng- 19 tuổi – chiến sĩ

7.Hà Thị Xanh – 18 tuổi – chiến sĩ

8.Nguyễn Thị Nhỏ – 19 tuổi – chiến sĩ

9.Võ Thị Hạ-19 tuổi – chiến sĩ

10.Trần Thị Hường – 17 tuổi – chiến sĩ

Giờ đây, khi đất nước đã được thống nhất hòa bình trở lại, nhưng những vết tích do chiến tranh gây nên thì vẫn còn đó. Hình ảnh của những người lính trong chiến trường đổ máu, hình ảnh 10 cô gái mở đường vẫn lớn lên và tươi mãi trong trái tim người Việt Nam ta đây.

Có dịp đến với Ngã Ba Đồng Lộc, ta sẽ được hồi tưởng lại quá khứ lúc bấy giờ qua mô hình mô phỏng trận địa kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt. Bom rơi, đạn nổ, bộ đội ta ngày đêm chiến đấu để bảo vệ đất nước, gìn giữ của cha ông ta để lại

4. Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Nguyễn Du là một trong những điểm tham quan văn hóa – lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đến đây, du khách thắp nén hương thơm tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của cụ cho nền văn học nước nhà.

Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng năm 1825 tại quê nhà của ông ở xóm Tiền Giáp. Hơn 400 sinh sống tại xã Tiên Điền, con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền đã xây dựng nên một số đền, chùa, văn bia, cầu cống, đình làng…

 

Đến năm 1962, khi quyết định thành lập khu di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã cho phục dựng và làm mới nhiều công trình. Di tích Nguyễn Du hiện nay có tổng diện tích khoảng 28.562m2, thuộc địa bàn thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nổi bật tại khu di tích là bức tượng cụ Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao từ bệ tượng lên đến đỉnh tượng là 4m, được làm bằng đồng, khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc.

Đến với khu di tích, tôi cảm nhận được sự tươi mát của cây cối xung quanh, chiêm ngưỡng những cổ vật mang giá trị xưa cũ, hiếm hoi được lưu giữ tại nơi đây

5. Khu di tích làng sen quê Bác

Cách thành phố Vinh chừng khoảng 16km, làng Sen thuộc địa phận xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là quê gốc của Bác

Xung quanh làng được trồng rất nhiều sen trong hồ. Mùa sen tới, ngôi làng Bác như được ủ hương thơm tươi mát. Dạo quanh làng, tôi vô tình bắt gặp những hình ảnh vô cùng bình dị như đôi bờ tre rì rào trong gió, bụi râm bụt đung đưa, hàng hoa cau, hoa bưởi thơm ngát. Và còn đó là giếng Cốc, cây đa – khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng Việt thời xưa, đưa ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất.