SBC102 case

Mở đầu

Sáng tạo luôn đi kèm với đổi mới, nó một vũ khí sắc bén của mỗi con người, là động lực mạnh mẽ nhất khiến chúng ta phát triển, thực tập và thực làm không ngừng để vươn lên. Sự sáng tạo không đơn thuần được sinh ra nó là quá trình được lặp đi lặp lại không ngừng của việc thay đổi, sửa đổi, điều chỉnh và cuối cùng là thực hiện đổi mới. Một loạt hoạt động từ tìm hiệu, thử nghiệm, và chỉnh sửa hoàn thiện sự sáng tạo được sản sinh ra trong một chuỗi quy trình thiết kế mà ngày nay chính những điều này vừa  là tiên phong vừa là cái nôi của những ý tưởng tuyệt vời nhất được phát triển từ một tư duy gọi là tư duy thiết kế. “ thiết kế “ không chỉ dừng lại ở mỗi phạm trù về sản phẩm hình ảnh, hay những khía cạnh thẩm mỹ của nghệ thuật  mà nó còn mở rộng ra ở mọi lĩnh vực từ giáo dục, kinh doanh, chuỗi cung ứng, marketing,.. đều cần một bộ óc sáng tạo từ tư duy thiết kế nhìn nhận được bộ khung hình của mỗi sản phẩm, chiến lược và thiết kế ra những giải pháp, thực thi và hữu dụng.

Mở rộng từ góc nhìn ứng dụng  thiết kế  trong hoạt động kinh doanh, em lấy dự án khởi nghiệp xã hội Anfarm là đối tượng minh chứng cho bài luận này, nhằm nêu lên ý nghĩa thực tiễn của tư duy thiết kế áp dụng cho mọi hoạt động trong đời sống, và đặc biết trong đó có cả các mô hình kinh doanh xã hội để phát triển và vẽ lên những ý tưởng chiến lược và mô hình hệ thống một cách chuyên nghiệp và hoàn thiện.

I cơ sở lý thuyết

1. tư duy thiết kế là gì ?

Tư duy thiết kế là một phương pháp cung cấp cách tiếp cận dựa trên giải pháp để giải quyết vấn đề. Nó tập trung vào việc hiểu quan điểm của người dùng, với quan điểm lấy con người làm trung tâm. Sức mạnh của phương pháp này là khả năng kiểm tra nhanh xem một ý tưởng, giải pháp hoặc cải tiến có thể mang lại kết quả thực sự cho khách hàng của chúng tôi hay không. Tích hợp các phương pháp, công cụ và kỹ thuật khác nhau đến từ các lĩnh vực khác nhau (tiếp thị, tâm lý học, thiết kế, kinh doanh), mục đích của Tư duy thiết kế là đặt người dùng vào trung tâm của vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Đây chính xác là lúc chúng ta cần hiểu không chỉ điều gì sẽ tạo nên một sản phẩm tuyệt vời mà còn cả cách thức và liệu chúng ta có nên làm điều đó hay không.

“Tư duy thiết kế là hướng tiếp cận đổi mới sáng tạo lấy con người làm trung tâm, là công cụ giúp tích hợp nhu cầu của con người, khả năng của công nghệ và các yếu tố khác tạo nên thành công trong kinh doanh.” Tim Brown, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của IDEO.

2. ý nghĩa và lợi ích của tư duy thiết kế

2.1 Tư duy thiết kế có thể làm gì cho doanh nghiệp của bạn?

Tác động của tất cả những tin đồn xung quanh tư duy thiết kế ngày nay là mọi người đang nhận ra rằng “bất kỳ ai gặp thách thức cần giải quyết vấn đề một cách sáng tạo đều có thể hưởng lợi từ phương pháp này”. Điều đó có nghĩa là các nhà quản lý có thể sử dụng nó, không chỉ để thiết kế một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, “mà bất cứ khi nào họ gặp thách thức, vấn đề cần giải quyết”. theo Eppinger

Trọng tâm của tư duy thiết kế trong doanh nghiệp là mong muốn cải tiến sản phẩm/ dịch vụ bằng cách phân tách hành vi người tiêu dùng và nguyên nhân đằng sau nó

Một case study thực tế liên quan đến tư duy thiết kế và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có thể là công ty Airbnb. Airbnb đã áp dụng tư duy thiết kế để cải thiện trải nghiệm của người dùng và phát triển thị trường của họ.

Trước khi áp dụng tư duy thiết kế, Airbnb đã nhận ra rằng một số người dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các chỗ ở phù hợp và đáng tin cậy trên nền tảng của họ. Để giải quyết vấn đề này, Airbnb đã sử dụng phương pháp tư duy thiết kế để phân tách hành vi của khách hàng và xác định nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong tìm kiếm chỗ ở.

Qua quá trình nghiên cứu thị trường và phân tích, Airbnb đã tìm hiểu được rằng một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu rõ ràng và tin cậy trong thông tin về chỗ ở từ phía chủ nhà. Để giải quyết vấn đề này, Airbnb đã đưa ra giải pháp sáng tạo là tạo ra một hệ thống đánh giá và nhận xét từ phía khách hàng, cung cấp thông tin chi tiết về chất lượng, tiện nghi, vị trí và trải nghiệm tổng thể của chỗ ở.

2.2 Tư duy thiết kế có khía cạnh khoa học

Các hoạt động khoa học phân tích cách người dùng tương tác với sản phẩm và điều tra các điều kiện hoạt động của họ. Chúng bao gồm các nhiệm vụ:

● Nghiên cứu nhu cầu của người dùng.

● Kinh nghiệm từ các dự án trước.

● Xem xét các điều kiện hiện tại và tương lai cụ thể đối với sản phẩm.

● Kiểm tra các thông số của bài toán.

● Kiểm tra ứng dụng thực tế của các giải pháp vấn đề thay thế

Một ví dụ thực tế liên quan đến tư duy thiết kế và quá trình phân tích và lựa chọn giải pháp có thể là công ty Apple và việc thiết kế giao diện người dùng (UI) của hệ điều hành iOS.

Trước khi phát triển các phiên bản iOS mới, Apple thường tiến hành các hoạt động khoa học phân tích để hiểu nhu cầu và trải nghiệm của người dùng. Các hoạt động này bao gồm nghiên cứu sâu về tương tác của người dùng với các phiên bản iOS trước đó, xem xét các yếu tố hiện tại và tương lai mà hệ điều hành phải đáp ứng, kiểm tra các thông số của bài toán và kiểm tra ứng dụng thực tế của các giải pháp.

Apple tiến hành các cuộc thăm dò người dùng, tổ chức cuộc trò chuyện và phỏng vấn để thu thập thông tin về nhu cầu, sự hài lòng và khó khăn trong việc sử dụng phiên bản iOS hiện tại. Các nhà thiết kế của Apple phân tích dữ liệu thu được từ các hoạt động này để xác định các trở ngại và vấn đề chung mà người dùng đang gặp phải.

Sau đó, Apple sử dụng tư duy thiết kế để tạo ra các giải pháp sáng tạo và khả thi. Các nhà thiết kế xem xét các giải pháp tiềm năng, nhưng cũng thực hiện việc phân tích và làm sai lệch chúng để tìm ra phương án tốt nhất cho mỗi vấn đề hoặc trở ngại. Quá trình này bao gồm thử nghiệm và tinh chỉnh giao diện người dùng, thử nghiệm các khả năng tương tác, và đảm bảo tính hợp lý và khả dụng của các giải pháp được chọn.

2.3 vì sao cần đến tư duy thiết kế

Trong quá trình tư duy phát triển tư duy của con người được hình thành dựa trên các hoạt động được lặp đi lặp lại và kiến thức thường xuyên tiếp cận. Những kinh nghiệm này khiến chúng ta áp dụng chúng một cách quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gọi đây cách suy nghĩ theo cấu trúc “ schemas” – được đặc trưng bởi tổ hợp các thông tin có tổ chức và các mối quan hệ  sự vật và hành động và suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí khi chạm phải trước những sự vật hiện tượng.

Vd : khi nhắc đến con chó, chúng ta sẽ hình dung đây là con vật 4 chân, có lông, và đặc tính trung thành. Khi cùng một dấu hiệu kích thích từ môi trường, tâm trí ta sẽ phản ứng trước dữ liệu thu thập được bằng các hình ảnh đã được lưu trữ từ trước đó trong não bộ. điều này có thể cản trở việc đánh giá tình huống khách quan để đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo. Trong trường hợp khi bước theo những suy nghĩ của lối mòn không còn hiệu quả và đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng, “ tư duy ngoài chiếc hộp” là cách để tìm kiếm những cách đột phá hơn.

Lấy một ví dụ từ câu chuyện chiếc xe tải bị kẹt dưới cầu, cách đây vài năm, một chiếc xe tải cỡ lớn đã măc kẹt ngay dưới hầm cầu vì kích cỡ của mình, gây nghẽn tắc mạch giao thông nghiêm trọng, câu chuyện đó đã mời rất nhiều chuyên gia từ những lĩnh vực khác nhau với cùng 1 vấn đề những lại 10 ý kiến trải dài trên những chiều hướng khác nhau, nhưng lại chẳng có giải pháp nào được thỏa hiệp

Sau cùng một cậu bé đi ngang chứng kiến cuộc cãi lộn về phương thức và tự hỏi “ tại sao chúng ta không xì bớt hơi bánh xe” trước sự ngạc nhiên của mỗi người. Chúng ta tự khóa mình trong những khuôn khổ nhất định theo những lối mòn cũ rích của từng người, nhưng giải pháp hiển nhiên nhất, lại không được mọi người nhận ra vì chúng ta tự áp đặt lối suy nghĩ của mình theo một hướng nhất định

Tư duy thiết kế là cách giải quyết vấn đề bằng sự sáng tạo, phá tan những định kiến ban đầu bằng cách xây dựng lại chúng qua từng trường hợp, từng lần thử nghiệm, sẵn lòng thách thức các giả định và thiên hướng hành động cùng học hỏi thông qua thử nghiệm. Nó khuyến khích sự cộng tác, làm việc đa ngành và tập trung vào người sử dụng cuối trong suốt quá trình.

3.  Quá trình của tư duy thiết kế

1. sự thấu cảm : Theo nghĩa chung nhất, sự đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Trong tư duy thiết kế, sự đồng cảm là “sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề và thực tế của những người mà bạn đang thiết kế cho họ.”

Như Eppinger từng nói “ bạn cần phải đắm chìm bản thân mình vào vấn đề” như thế bạn mới hiểu được những khó khăn và bỏ qua những giả định của riêng bạn về thế giới để hiểu rõ hơn về người dùng cũng như nhu cầu của họ

2. Xác định vấn đề : trong quá trình này chúng ta tổng hợp thông tin giai đoạn thấu cảm để xác định vấn đề gặp phải, hành trình khách hàng cũng như mô tả cận cảnh chân dung người tiêu dùng mục tiêu, và vấn đề được đặt ra cần dựa trên trọng tâm là khách hàng

Ví dụ: bạn không nên xác định vấn đề là mong muốn của riêng bạn hoặc nhu cầu của công ty: “Chúng tôi cần tăng thị phần sản phẩm thực phẩm kẹo ngọtcủa mình lên 5%.”

Bạn nên đưa ra tuyên bố vấn đề từ nhận thức của bạn về nhu cầu của người dùng: “Các bạn nhỏ cần ăn thực phẩm kẹo như 1 cách bổ dưỡng để phát triển, khỏe mạnh và phát triển.”

3. Sáng tạo ý tưởng : Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi để giúp bạn tìm kiếm giải pháp: “Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích các bậc phụ huynh tin vào và  thực hiện một hành động có lợi như ăn kẹo tốt cho tiêu hóa và cũng liên quan đến thực phẩm của công ty bạn- sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan?”. Bằng cách nhìn vào vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, những góc nhìn đổi mới cho phép bạn có thể nảy sinh những ý tưởng từ những giả định của bản thân mình.

4. Tạo mẫu sản phẩm : đây là giai đoạn bạn hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của mình bằng những sản phẩm thực tế để trải nghiệm, thử nghiệm và đo lường những giả thuyết ban đầu.

Đây là giai đoạn thử nghiệm và mục đích là xác định giải pháp tốt nhất có thể cho từng vấn đề được xác định trong ba giai đoạn đầu tiên. Các giải pháp được triển khai trong các nguyên mẫu và từng giải pháp một, chúng được điều tra và sau đó được chấp nhận, cải thiện hoặc từ chối dựa trên trải nghiệm của người dùng.

5. thử nghiệm và trải nghiệm sản phẩm

Sau giai đoạn định nghĩa, lên ý tưởng và tạo nguyên mẫu, cuối cùng cũng đến lúc xem liệu sản phẩm của chúng tôi có thực sự hoạt động trong đời thực hay không. Theo thuật ngữ tư duy thiết kế, thử nghiệm có nghĩa là đưa sản phẩm hoàn chỉnh vào thử nghiệm bằng cách sử dụng các giải pháp tốt nhất được tạo ra trong giai đoạn tạo mẫu

II ứng dụng thực tiễn

Tình trạng sức khỏe từ an toàn nông nghiệp và vệ sinh thực phẩm đã khiến cho nỗi lo về một nền thực phẩm sạch, một nguồn thức ăn tốt cho gia đình đã trở nên khó khăn hơn đặc biệt ngay tại quốc gia Việt Nam, một quốc gia tự cường cho rằng mình là quốc gia nông nghiệp, nhưng lại khiến cho những người tiêu dùng trong nước luôn gặp trắc trở và đặt ra một câu hỏi mỗi khi tiêu thụ hàng hóa nông sản “ Liệu sản phẩm này có thuốc không”

Vấn đề đó càng nãy sinh cao hơn, khi số lượng ngộ độc thực phẩm, ung thư cùng những căn bệnh quái ác xuất hiện ngày càng nhiều và được chuẩn đoán phần lớn qua thói quen ăn uống hằng ngày từ những nguyên liệu “ không sạch “. Một lối sống nhanh cùng hàng tá lý do bận rộn từ công việc trong cuộc sống đã làm cho người ta quên mất sự cân bằng cần thiết cho dinh dưỡng của mỗi người và tính an toàn từ sản phẩm đó.

Điều này đã thúc đẩy vừa là động lực và là mục tiêu khiến dự án Anfarm cất cánh với sứ mệnh “ nông nghiệp lành, trải nghiệm xanh” . Để có một sản phẩm hoàn chỉnh được xây dựng đúng thời hạn ngay cả khi nó sẽ chỉ có các tính năng thiết yếu khi ra mắt. Chúng tôi quyết định sử dụng quy trình Tư duy thiết kế và tập trung vào những thứ thực sự mang lại giá trị cho người dùng cuối và do đó, đánh bại đối thủ bằng cách chỉ mang lại những gì cần thiết cho khách hàng.

Giai đoạn 1 : sự thấu hiểu.

Bước đầu tiên, chúng tôi chắc chắn rằng mình tiếp cận được nhiều nhất thông tin qua những mối quan hệ gần gũi về  giá trị cảm nhận của từng người thân, gia đình và bạn bè dưới hình thức hỏi đáp trực tiếp để tổng hợp những suy nghĩ, lo lắng và cũng như rào cản trong vấn đề mua sắm nông sản, địa điểm lựa chọn mua sắm, lòng tin chất lượng cũng như nguồn gốc hàng hóa,…

Chúng tôi đã cố gắng “mở rộng hóa” cơ sở khách hàng mục tiêu của mình nhiều nhất có thể, bằng cách bao gồm sự đa dạng về phân bổ giới tính, ngành và các điểm dữ liệu khác. Để tăng thêm mức độ phức tạp, vị trí thực tế của mẫu được phỏng vấn đều được chia thành các thành phố khác nhau nhưng đặc biệt chủ yếu trên địa bàn Hà Nội bằng hình thức form khảo sát. Bây giờ chúng tôi đã có các điểm liên lạc để thực hiện các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi. Và được chia rõ ràng qua các thang đo khác nhau để đúc kết ra được góc nhìn khách quan nhất về cảm nhận của mọi người

Tuy nhiên chính chúng tôi còn trải nghiệm thực tế tại các cơ sở mua bán nông sản trên địa bàng thành phố Hà Nội và tham khảo kỹ càng ngay trên những cánh đồng canh tác của nông dân để tìm kiếm góc nhìn chân thật nhất cho bức tranh về nền nông nghiệp chung.

Giai đoạn 2: xác định vấn đề

Trong quá trình này dựa trên cơ sở những cảm nhận và thông tin thu được từ giai đoạn 1 chúng tôi đánh giá ra những nhu cầu và vấn đề tồn tại từ tệp khách hàng mục tiêu của mình

Bắt đầu từ tệp khách hàng mục tiêu, chúng tôi xác định dựa trên những yếu tố về mặt nhu cầu về làn da, sức khỏe và là người chi tiêu những bữa ăn cho gia đình, vì thế chúng tôi phát họa hình ảnh người phụ nư gia đình, trong mọi độ tuổi là tệp khách hàng đầu tiên nhắm tới. Tuy nhiên tới từ độ lớn phủ rộng của nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch không chỉ dành cho phụ nữ, khi đặc biệt những người quá bận rộn với công việc cũng có nhu cầu tìm kiếm một bữa ăn vừa đủ chất dinh dưỡng. Chính vì thế chúng tôi quyết định trải dài tệp khách hàng mình nhắm tới rộng hơn. chúng tôi đã xác định tiểu sử của họ, cách tiếp cận công nghệ, cách họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, thương hiệu ưa thích, nhu cầu và ý tưởng của họ, đồng thời suy đoán xem Hành trình khách hàng của họ sẽ như thế nào.

Cân nhắc từ tệp khách hàng, chúng tôi còn đánh giá các nhu cầu và trở ngại khi nhận ra yếu tố cá nhân hóa trong từng chuỗi dinh dưỡng lại khác nhau giữa mỗi người như về sức khỏe hay lão hóa, Trong suốt giai đoạn nảy sinh tìm kiếm vấn đề, chúng tôi đã thay đổi từ một khẳng định vấn đề đơn thuần rằng “ mọi người cần một sản phẩm cá nhân hóa và đảm bảo sạch sẽ cho mọi bữa ăn gia đình” bằng một lời khẳng định vấn đề cụ thể hơn “ mọi tệp khách hàng phụ nữ gia đình hoặc là những người bận rộn trong độ tuổi trên 25 hoặc những người ăn chay muốn tìm kiếm nguồn thức ăn sạch, một sản phẩm toàn diện về mặt dinh dưỡng được cá nhân hóa theo mỗi người “ để nhận định đó làm vấn đề cốt lõi của chúng tôi

 

Giai đoạn 3 : Sáng tạo ý tưởng

Theo thuật ngữ tư duy thiết kế, lên ý tưởng là “quá trình bạn tạo ra ý tưởng và giải pháp thông qua các phiên như Phác thảo, Tạo mẫu, Động não, và vô số kỹ thuật lên ý tưởng khác”.

Ban đầu chúng tôi hướng đến việc cải thiện chất lượng thông qua máy bán hàng rau xanh di động, cung cấp những bữa ăn nhanh nhưng đủ chất dinh dưỡng được đảm bảo nguồn gốc canh tác khoa học từ hệ thống trang trại Anfarm cùng với đó là ý tưởng tạo nên vegan water cho các mẹ bầu và phụ nữ để tái cung cấp đủ chất khoáng, nước và cấp ẩm từ bên trong cho cơ thể.

Nhưng cánh diều sáng tạo muốn bay cao thì cần một sợi dây ràng buộc nó lại, chúng tôi cần tái đánh giá dựa trên những cơ sở vật chất hiện tại cùng nguồn gốc vấn đề cho làn sóng thực phẩm bẩn, đã đề xuất một nguồn cung combo dinh dưỡng nông sản tích hợp cho mọi gia đình, bên cạnh đó là việc trải nghiệm bài Test được nghiên cứu dựa trên các chỉ số cơ thể khoa học để cá nhân hóa mọi tệp khách hàng phù hợp theo những chuẩn mực gói combo nhất định. Nhưng tiêu biểu trên hết là giải quyết vấn đề tại các khu vườn canh tác của nông dân nơi mọi vấn đề được hình thành bằng ý tưởng theo dõi và kiểm soát lưu lượng giống cây trồng hiệu quả trên nền tảng nông nghiệp Anicon

trong giai đoạn này chúng tôi đều thực hiện những việc thiết kế chu trình và chuỗi cung ứng dựa trên quy tắc sáng tạo từ việc tư duy gốc rễ và lối suy nghĩ ngược

Giai Đoạn 4 và 5  : sản phẩm mẫu và trải nghiệm

Sau khi tạo cho mình một bài test hoàn chinh, cùng gói combo được phân loại dựa trên nhóm kết quả đo lường trước. Anfarm đã tiến hành bản thử nghiệm của mình qua các chương trình workshop và chuỗi hoạt động tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để thu thập thêm phản hồi và ý kiến cho chuỗi combo nông sản của mình

Chúng tôi còn thiết kế giao diện web để tăng tính hoàn thiện và rút ngắn quá trình mua hàng và trải nghiệm sản phẩm giữa người mua và thương hiệu Anfarm.

Trong trường hợp của chúng tôi, giai đoạn thử nghiệm không chỉ diễn ra ở giai đoạn cuối mà còn là một vòng phản hồi và lặp lại liên tục bất cứ khi nào có thể. Ở cuối mỗi bước đã hoàn thành, chúng tôi cố gắng thu thập phản hồi từ người dùng hoặc khách hàng trước khi tự thuyết phục mình chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Tư duy thiết kế vừa là một quy trình, một cách thức, một phương pháp tiếp cận và giải quyết những bài toán khó khăn nhất, nó có thể đa dạng ở nhiều lĩnh vực như trong phần trình bày của case study Anfarm, chúng tôi liệt kê bằng hình thức suy nghĩ sáng tạo đổi mới, luôn kiểm định những giả thuyết để hình dung, phác thảo và tạo nên một mô hình kinh doanh xã hội mang đến nguồn cung cấp rau củ chất lượng an toàn và đảm bảo đủ dinh dưỡng

Sử dụng tu duy thiết kế cho phép chúng ta tiếp cận một cách toàn diện khi gặp một vấn đề, từ việc đi qua các giai đoạn cảm thông, xác định nguyên do cho tới sáng tạo  và thực thi, nhưng sau đó là một chuỗi quy trình lặp đi lặp lại cho tới khi đáp án cuối cùng phù hợp nhất được xuất hiện và đó là ngòi nổ cho một cuộc cách mạng sáng tạo và đổi mới.

References

1. Linke, R. (2017, September 14). Design thinking, explained. MIT Sloan. http://mitsloan.mit.edu/ideas-made-to-matter/design-thinking-explained

2. Castro, L. (2018, October 17). Saving product X – a design thinking case study: Toptal®. Toptal Projects Blog. https://www.toptal.com/project-managers/digital/a-design-thinking-case-study

3. Interaction Design Foundation. (2022, July 12). What is design thinking?. The Interaction Design Foundation. https://www.interaction-design.org/literature/topics/design-thinking